Thứ hai, 20/05/2024 10:03
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 14/10/2023 17:49

Rối loạn tâm thần phân liệt, tự lấy kéo cắt “của quý”

Nam thanh niên 20 tuổi vào bệnh viện cấp cứu với vùng kín bị chảy máu, vùng lóc da lớn, sau khi tự lấy kéo cắt dương vật.

Các bác sĩ Khoa Nam học và y học giới tính (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) vừa phẫu thuật cấp cứu cho nam thanh niên 20 tuổi bị tổn thương vùng dương vật, đặc biệt có vùng lóc da lớn, đang chảy máu do tự lấy kéo cắt.

Bệnh nhân có tiền sử chậm phát triển tâm thần vận động, đã học hết lớp 9, đang làm thợ nhôm kính. Khoảng 3 năm trước, bệnh nhân này thường có biểu hiện cáu gắt, hay đập phá, gây gổ; có lúc lại lầm lì, ít nói. Bệnh nhân khi đó đã được gia đình đưa đi khám và điều trị tại bệnh viện tâm thần với chẩn đoán rối loạn tâm thần phân liệt.

Dù đang điều trị bệnh theo đơn ngoại trú nhưng thanh niên này thường xuyên có những hành vi làm hại bản thân, cứ thấy nước là nhảy xuống, bất kể ao, hồ, sông, suối hay chỉ là một vũng nước đọng lại sau cơn mưa. Có những ngày người thân phải 5 - 7 lần vớt bệnh nhân từ dưới ao lên. Đây là lần đầu bệnh nhân dùng dao, kéo tự làm hại.

ca-nam-thanh-nien-tu-cat-cua-quydocx-1696600971297-edited-edited-1696601151086

Bệnh nhân được phẫu thuật xử lý vết thương, bảo tồn dương vật (Ảnh: BSCC)

PGS.TS.BS Nguyễn Hoài Bắc, Trưởng khoa Nam học và Y học giới tính, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, sau khi hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa Tâm thần, ekip đã phẫu thuật xử lý vết thương, bảo tồn dương vật.

Trong quá trình chăm sóc hậu phẫu, bệnh nhân luôn được chú ý đặc biệt, theo dõi để không tự làm hại bản thân. Sau đó, bệnh nhân được chuyển sang bệnh viện chuyên khoa tâm thần để theo dõi và điều trị tiếp.

Theo BS Bắc, tâm thần phân liệt là bệnh loạn thần nặng, tiến triển mạn tính, bệnh nhân cuối cùng trở nên xa cách cuộc sống thực tại. Hành vi tự sát hay tự làm hại ở người bệnh tâm thần phân liệt được giải thích bởi hoang tưởng, ảo giác chi phối.

Ngoài ra, ở giai đoạn ổn định, bệnh nhân có thể có trầm cảm đồng mắc và xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực dẫn tới ý nghĩ và hành vi tự sát.

"Ở bệnh nhân trên, qua đánh giá lâm sàng các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có hành vi tự cắt dương vật là do ảo thanh chi phối (nghe thấy một hay nhiều giọng nói vang lên bên tai). Người nhà cũng không quan tâm sát sao việc sử dụng thuốc của người bệnh", BS Bắc nói.

Trong y văn tại Việt Nam và trên thế giới cũng đã ghi nhận nhiều trường hợp có hành vi cắt dương vật tương tự bệnh nhân trên. Dạng tổn thương này tuy hiếm gặp nhưng để lại hậu quả nặng nề đối với người bệnh và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.

Trong tâm thần, hành vi tự sát hoặc làm hại bản thân đứng hàng đầu trong các nguyên nhân gây chấn thương, mất chức năng hoặc tử vong. Trong số các rối loạn tâm thần, nhóm các rối loạn thường xuất hiện hành vi tự sát hoặc tự làm hại nhất là trầm cảm, tâm thần phân liệt, lưỡng cực, lo âu và nghiện chất.

Nam giới có những hành vi này thường có xu hướng thực hiện một cách bạo lực, gây thương tích và tổn thương nặng nề.

Vì thế, bệnh nhân có tiền sử bệnh lý tâm thần cần luôn được quan tâm theo dõi, chú ý trong các hoạt động hằng ngày để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh.

Thúy Ngà  
Bí quyết trường thọ của Từ Hi Thái hậu từ 3 thực phẩm bình dân
5 bí kíp giúp các sĩ tử 'học đâu nhớ đó' suốt mùa thi
Dùng ống hút tiện lợi khi uống nước nhưng 2 đối tượng phải tuyệt đối tránh
Thực phẩm giúp giải độc tố gan tự nhiên, ngăn ngừa suy gan
Cách giữ sức khỏe và chế độ dinh dưỡng cho các sĩ tử mùa thi
Loại rau giúp giảm lượng đường trong máu tốt nhất
Nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?
Vì sao ăn nhiều trước khi ngủ lại thấy đói hơn vào sáng sớm?
Quy tắc 20-20-20: Bí quyết giúp bảo vệ đôi mắt giữa thời 4.0
Giải pháp giúp giảm bớt hội chứng thị giác màn hình
Người nhóm máu O hay bị muỗi đốt có đúng không?
5 lý do phụ nữ nên kết hợp hạnh nhân vào chế độ ăn hằng ngày
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn hai quả trứng mỗi ngày?
Vì sao không va chạm vẫn có vết bầm tím trên người?
Leo cầu thang làm giảm 39% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch
5 thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
5 thực phẩm bổ não, tiếp sức sĩ tử trong mùa thi
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu 3 cách giải quyết nỗi lo
Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị
Cơ thể cần bao nhiêu calo mỗi ngày?
Xem thêm