Quyền nuôi con sau khi ly hôn được giải quyết như thế nào?
Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
Quyền nuôi con sau ly hôn
Tôi quyết định ly hôn đơn phương vì cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc do chồng tôi ham mê cờ bạc thường xuyên đánh đập mẹ con tôi. Hiện nay tôi có 2 con một cháu 8 tuổi và một cháu 2 tuổi.
Đề nghị Luật sư tư vấn giúp tôi việc nuôi con sau khi ly hôn đơn phương sẽ được giải quyết như thế nào? Và quyền nuôi con sau khi ly hôn có thể bị thay đổi không?
Thanh Loan - Hải Dương
Quyền nuôi con sau ly hôn được quy định trong luật hôn nhân và gia đình (Ảnh minh họa)
Luật sư Nguyễn Thị Yến - Công ty Luật TNHH Everest (Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198) trả lời:
Thứ nhất, về quyền nuôi con sau ly hôn:
Liên quan đến vấn đề anh/chị hỏi, chúng tôi xin được trích quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Như vậy, nguyên tắc ưu tiên là sự thỏa thuận giữa vợ chồng về việc nuôi con nếu không thỏa thuận được có thể nhờ tòa án giải quyết.
Trong trường hợp Tòa án giải quyết, nếu vợ/ chồng chứng minh được mình có đủ khả năng cả về kinh tế, điều kiện chỗ ăn ở, điều kiện chăm sóc con cái, đảm bảo con luôn được chăm sóc tốt hơn đối phương thì có thể sẽ có được quyền nuôi con.
Trường hợp con từ 7 tuổi trở lên Tòa sẽ cân nhắc cả nguyện vọng muốn chung sống với ai của con.
Con dưới 36 tháng tuổi nếu vợ chồng không có thỏa thuận khác hoặc người mẹ không từ chối nuôi con thì con sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng.
Thứ hai, về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được quy định như sau:
“Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b)Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.”
Như vậy, khi có căn cứ vợ chồng đã thỏa thuận thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con hoặc người trực tiếp nuôi con không đủ điều kiện nuôi con nữa thì Tòa án giải quyết yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
-> Vợ chồng ly hôn, mức cấp dưỡng nuôi con thế nào?
Phát hiện xe khủng hàng chục tỷ đồng đeo biển quân đội nghi là giả