Thứ hai, 13/05/2024 23:56
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 19/06/2023 14:00

Nữ sinh 12 nhập viện do áp lực giỏi nhất lớp

Sau thời gian dài chịu áp lực phải đạt vị trí đứng đầu lớp mới được vào đội tuyển học sinh giỏi, nữ sinh lớp 12 rơi vào trạng thái mệt hỏi, căng thẳng và hoảng sợ.

Theo chia sẻ của người nhà, nữ sinh này có tính cách hiền lành, ngoan ngoãn, học giỏi. Tuy nhiên, gần đây, do áp lực phải đạt được vị trí đứng đầu lớp mới được vào đội tuyển đi thi học sinh giỏi của trường, em luôn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng và mất ngủ.

Tình trạng này kéo dài khiến nữ sinh này cảm thấy sợ đi học và không dám đến trường học. Mỗi lần nghĩ tới chuyện đi học, em lại cảm thấy căng thẳng và sợ hãi. Điều này ngày càng khiến cho bệnh nhi mất ngủ, không tập trung, học lực giảm sút.

Kết quả học tập giảm càng khiến trẻ lo lắng vì bị bạn bè chê cười, xem thường và thầy cô giáo khiển trách. Em rơi vào trạng thái chán nản và không còn thiết tha mọi thứ trong cuộc sống.

Thấy tình trạng bất thường gia đình vội đưa con đến Bệnh viện Nhi Trung ương khám.

tram cam

Áp lực học tập khiến nhiều trẻ rời vào trạng thái trầm cảm, sợ hãi (Ảnh minh họa)

Một trường hợp khác cũng nhập viện điều trị tại Khoa Sức khỏe vị thành niên là nữ sinh lớp 9, ở Hà Nội, nhập viện trong tình trạng bồn chồn không yên, khó ngủ, lo lắng, hay khóc… Tình trạng này diễn ra liên tục khi kỳ thi đến gần khiến phụ huynh vô cùng lo lắng và đã đưa trẻ đến khám và điều trị.

Tiến sĩ Ngô Anh Vinh, Phó Trưởng Khoa Sức khỏe Vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết cả hai bệnh nhi trên được các bác sĩ xác định có các rối loạn tâm lý liên quan áp lực học tập căng thẳng.

Theo bác sĩ Vinh, năm 2022, Khoa Sức khỏe Vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiến hành nghiên cứu về các rối loạn tâm lý ở học sinh tại một số trường trung học cơ sở tại Hà Nội. Kết quả cho thấy, 38% trẻ được nghiên cứu có các biểu hiện lo âu, 33% bị stress và trầm cảm là 26,1%.

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trong số các trẻ đến khám và điều trị vì các biểu hiện lo âu, trầm cảm và căng thẳng, nhiều em được đánh giá ngoan, có thành tích học tập khá giỏi. Những trẻ này thường hay tự tạo áp lực với bản thân mình để giữ hình ảnh với bạn bè, gia đình, thầy cô khiến trẻ nỗ lực không ngừng.

"Những trẻ này thường hay tự tạo áp lực với bản thân mình để giữ hình ảnh với bạn bè, gia đình, thầy cô khiến trẻ nỗ lực không ngừng. Điều này khiến trẻ dễ bị căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi thậm chí trầm cảm nhất là khi không đạt được kỳ vọng như mong muốn.

Nguyên nhân của rối loạn trên thường là do khối lượng kiến thức quá nhiều, trẻ chuẩn bị cho kỳ thi chưa tốt, tâm lý chưa vững vàng và áp lực từ nhà trường, bố mẹ…", bác sĩ Vinh chia sẻ.

Dấu hiệu nhận biết trầm cảm, lo âu và căng thẳng ở học sinh

TS Vinh nhận định, áp lực học tập, thi cử là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ dễ rơi vào trạng thái lo âu, căng thẳng và trầm cảm.

Căng thẳng, lo âu và trầm cảm thường diễn biến âm thầm, là kết quả của cả quá trình trẻ phải chịu áp lực về học tập - thi cử.

Theo vị bác sĩ, dấu hiệu nhận biết trầm cảm, lo âu và căng thẳng ở học sinh gồm:

- Trẻ có hành vi và cảm xúc bất thường: hay cáu gắt hoặc khóc lóc vô cớ, mệt mỏi, buồn chán, không giao tiếp với mọi người,…

- Trẻ có biểu hiện mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều, chán ăn - bỏ ăn.

- Ngoài ra, trẻ hay có các triệu chứng cơ thể như đau bụng, đau đầu, đau ngực, tim đập nhanh…

- Lo lắng quá mức, luôn trong trạng thái căng thẳng, hồi hộp.

base64-16870206312751828736969

TS, bác sĩ Ngô Anh Vinh - Phó Trưởng Khoa Sức khoẻ Vị thành niên tư vấn cho một bệnh nhi bị trầm cảm, căng thẳng (Ảnh: BVCC)

Cha mẹ nên đồng hành với con để giúp con giải tỏa áp lực mùa thi

Theo bác sĩ Vinh, học sinh cuối cấp đặc biệt là cấp 3 thường hay phải đối mặt với nhiều áp lực học tập – thi cử do từ chính bản thân mình, từ bạn bè, thầy cô, mà còn cả từ bậc phụ huynh.

Cha mẹ nào cũng mong những điều tốt đẹp cho con của mình, nhưng cũng có phụ huynh sốt ruột khi điểm số của con chưa cao, lo lắng khi con không được vào top học sinh giỏi trong lớp và gây áp lực lại lên chính các con.

"Cha mẹ không nên kỳ vọng quá nhiều vào con vì điều này vô tình tạo áp lực lớn cho con mình. Cha mẹ nên hiểu rõ về năng lực, sở trường của con để đặt ra mục tiêu, chọn trường, chọn lớp phù hợp.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của con mình để đưa ra những tư vấn cũng như định hướng đúng đắn giúp trẻ giải toả được những áp lực về học tập - thi cử.

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần đảm bảo cho con mình chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đảm bảo giấc ngủ, tập luyện thể dục – thể thao đều đặn sẽ giúp con có một sức khỏe tinh thần tốt để tự tin vượt qua các kỳ thi một cách tốt nhất", bác sĩ Vinh khuyến cáo.

Thúy Ngà  
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bổ sung quá nhiều chất xơ mỗi ngày?
Bị lạc nội mạc tử cung nên và không nên ăn gì?
5 đồ uống buổi sáng giúp kiểm soát huyết áp mà không cần thuốc
Nhiều người ngáy to nhưng tỉnh dậy vẫn một mực phủ nhận, vì sao vậy?
Nhầm lẫn tai hại trong tiệm spa
9 bước cần thực hiện để xây dựng một lối sống lành mạnh
Biết 5 tác dụng này sẽ hiểu vì sao nhiều người uống nước dừa mỗi ngày
Bé 5 tháng tuổi mặt sưng nề do thói quen tai hại từ người lớn
Ung thư đại trực tràng ở Mỹ tăng 500%, ngày càng trẻ hoá độ tuổi
Giải pháp cải thiện ù tai, nghe kém ở người cao tuổi từ thảo dược
Người Việt thích thưởng trà nhưng đa số mắc 3 sai lầm tai hại
Mùa hè nóng nực ăn kem mỗi ngày có tốt không?
Không còn khàn tiếng, u xơ dây thanh quản nhờ bí quyết thảo dược
7 triệu chứng cholesterol cao thường bị bỏ qua ở phụ nữ tuổi 40
1 người chết, 18 người nhập viện sau khi ăn cỗ ở Thái Bình: Bác sĩ chỉ món khoái khẩu mang ổ bệnh
Không một giọt rượu bia vẫn 'dính' nồng độ cồn do hội chứng kỳ lạ hiếm người gặp
8 lợi ích bất ngờ từ việc ôm đối phương
Dưa hấu và dưa lưới: Ăn loại nào tốt hơn, bao nhiêu là đủ?
Ăn yến sào hàng ngày được không, nên ăn thế nào cho tốt?
Bí quyết hết nặng ngực, đau nhói tim do suy tim
Xem thêm