Chủ nhật, 02/02/2025 20:48     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 11/02/2015 16:34

Những người không nên uống nước dừa

Nước dừa là thức uống được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể uống nước dừa vì nó không có lợi cho sức khỏe.

Những người bị đầy bụng khó tiêu

Những người bị đầy bụng, khó tiêu không nên uống nước dừa, vì trong nước dừa hàm lượng chất béo rất cao (2%) nên dùng hạn chế. Uống nhiều sẽ khiến tình trạng này nặng thêm.

nhung-nguoi-khong-nen-uong-nuoc-dua--giadinhonline.vn 1

Những người không nên uống nước dừa là vấn đề được nhiều người quan tâm

Những người bị bệnh trĩ, huyết áp thấp, cảm lạnh, thấp khớp

Nước dừa, nhất là dừa xiêm thuộc âm, tức là có tính giải nhiệt, làm mát, làm mềm yếu gân cơ, hạ huyết áp. Những người bị bệnh trĩ, huyết áp thấp, nhức đầu do huyết áp thấp, cảm lạnh, thấp khớp, mệt tim do lạnh thì không nên dùng.

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu

Bà bầu mới mang thai không nên uống nước dừa. Theo GS.TSKH Bùi Quốc Châu - Giám đốc Trung tâm Diện chẩn điều khiển liệu pháp và xoa bóp Việt Nam, trong nước dừa có chứa hàm lượng chất béo rất cao (2%) nên uống nhiều sẽ gây đầy bụng, khó tiêu. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu thường xuyên bị nôn ói, ốm nghén, uống loại nước này sẽ làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

Thêm vào đó, nước dừa, nhất là dừa xiêm thuộc âm, tức là có tính giải nhiệt, làm mát, làm mềm yếu gân cơ, hạ huyết áp, vì vậy nó không tốt tí nào cho mẹ bầu những tháng đầu.

Sau 3 tháng đầu bà bầu có thể thoải mái uống nước dừa và loại nước này còn được coi là đồ uống “vàng” cho mẹ bầu nữa. Tuy nhiên, chị em chỉ nên uống 1 quả mỗi ngày và không nên uống buổi tối.

Những lưu ý khi sử dụng nước dừa

Không nên lạm dụng nước dừa: uống hơn 3 - 4 trái và uống liên tục nhiều ngày.

Không nên uống nước dừa vào buổi tối (gây đầy bụng).

Uống nước dừa từ từ (không nên pha đá hoặc kèm các hóa chất khác).

Sau khi đi ngoài trời nắng về uống nước dừa từng chút một (tránh uống quá nhiều sẽ dẫn đến các triệu chứng: ớn lạnh, đầy bụng, hâm hấp sốt hoặc sốt cao).

Khi thi đấu thể thao, uống nước dừa nhiều sẽ làm cho tay chân rũ nước, giảm sức dẻo dai và phản xạ nhanh lẹ cần thiết.

Phương Vũ

Tags:
Gần 600 ca khám, cấp cứu do thức ăn, bia rượu trong 7 ngày nghỉ Tết
Bảo quản thịt xông khói trong tủ lạnh được không?
Mùng 3 Tết người dân nô nức đi lễ chùa cầu may
Ngày Tết ăn không đúng giờ ảnh hưởng sức khỏe như thế nào?
Lễ hóa vàng đầu năm mới 2025: Giờ đẹp, mâm cúng, văn khấn đầy đủ
Thấy 5 dấu hiệu này nên đi viện ngay, không chờ qua Tết
Dùng thuốc giải rượu dịp Tết có thực sự hiệu quả?
5 loại hạt “quốc dân” ngày Tết ăn sai cách dễ gây ung thư
10 điều cần nhớ để giữ gìn sức khỏe trong dịp Tết
Vì sao Tết “chẳng ăn gì” vẫn tăng cân?
Thực hư “chuyện ấy” đêm giao thừa bị “đen” cả năm
5 cách chống “say nguội” ngày Tết
Phòng ngừa bệnh tai mũi họng cho trẻ trong ngày Tết lạnh giá thế nào?
Ăn dưa muối gây nồng độ cồn, thực hư thế nào?
Người mắc bệnh tiểu đường nhớ “2 nên, 3 không” trong dịp Tết
Lì xì sai cách dễ khiến trẻ hình thành thói quen xấu
Giò chả không thể thiếu trong ngày Tết nhưng cần cẩn trọng khi thấy 4 dấu hiệu
Có nên kết hợp rau củ để làm thịt đông ngày Tết?
Nên ăn hành muối như thế nào để an toàn trong ngày Tết?
Sai lầm thường gặp khi sơ chế mộc nhĩ gây hại sức khỏe
Xem thêm