Thứ sáu, 31/01/2025 09:51     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 31/01/2025 09:51

Thấy 5 dấu hiệu này nên đi viện ngay, không chờ qua Tết

Với tâm lý “kiêng” đi bệnh viện những ngày đầu năm mới, nhiều người đã phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch vì bỏ lỡ thời gian vàng, thậm chí phải trả giá bằng cả mạng sống.

Nguy kịch vì “kiêng” đi bệnh viện ngày Tết

Tiến sĩ, bác sĩ Thân Mạnh Hùng - Phó Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, dịp Tết, số ca cấp cứu luôn tăng cao và nhiều bệnh nhân trở nặng vì đến viện quá muộn, e dè hoặc kiêng đầu năm. 

Bác sĩ Mạnh kể về trường hợp người đàn ông 51 tuổi (trú tại Vĩnh Phúc) được người nhà đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vào đúng thời điểm nghỉ Tết vì hôn mê.

Trước đó, người đàn ông này thấy mệt mỏi, tê liệt nửa người nên đi ngủ. Cả gia đình cho rằng nguyên nhân do bệnh nhân uống bia rượu tất niên nhiều. Đến tối, người vợ vào gọi thấy chồng đã hôn mê, ý thức không còn. Khi ông được đưa vào bệnh viện cấp cứu, bác sĩ chẩn đoán đột quỵ, tuy nhiên đã quá giờ vàng can thiệp. Dù giữ được mạng sống, bệnh nhân vẫn có di chứng nặng nề liệt nửa người.

Nhiều người bệnh diễn biến nặng do "kiêng" đi viện ngày đầu năm mới (Ảnh minh họa)

Trường hợp khác là nam bệnh nhân N.T.H (56 tuổi, quê Thái Bình) suýt tử vong vì sốc nhiễm trùng, viêm cơ tim cấp dịp Tết 2024. Trước đó, ông H. bị sốt, gai rét và mệt mỏi nhưng đang dịp Tết, nên người bệnh cố chịu đựng, không tới viện. Khi ông sốt cao kèm đau tức ngực, gia đình mới đưa vào bệnh viện tỉnh cấp cứu.

Tại đây, bệnh nhân được đưa vào phòng hồi sức tích cực, tiên lượng nặng. Người thân vội vàng xin chuyển tuyến cho ông H. lên Hà Nội. Bác sĩ chẩn đoán người bệnh viêm cơ tim cấp do nhiễm trùng. Suốt thời gian nghỉ Tết, cả gia đình đều tập trung ở bệnh viện để chờ đợi thông tin từ phòng cấp cứu.

Khi tỉnh lại, nam bệnh nhân cho hay: "Tôi nghĩ sốt thông thường nhưng sau đó, ngực tôi như vỡ tung, không thể thở nổi, tôi tưởng mình đã chết ngay đêm 30 Tết".

5 dấu hiệu nên đi bệnh viện khám ngay

Bác sĩ Hùng cho biết trong dịp Tết có nguy cơ cấp cứu rất lớn từ tai nạn giao thông, bia rượu, các vấn đề thời tiết và ăn uống. Những ca bệnh hay gặp gồm viêm màng não, cúm A, ta biến mạch máu não và đặc biệt ngộ độc rượu, thức ăn, tai nạn giao thông do bia rượu.

Với các trường hợp tai nạn, chấn thương, việc cấp cứu tại các bệnh viện thường xuyên hơn nhưng với các bệnh nội khoa, nhiễm trùng nếu không được điều trị kịp thời có thể nguy hiểm tới tính mạng. 

Bác sĩ Hùng khuyến cáo người dân khi có 5 dấu hiệu dưới đây cần đến ngay cơ sở y tế ngay, không nên kiêng cữ.

- Đau bụng kèm theo nôn, đi ngoài phân lỏng hoặc kèm theo sốt, đây chắc chắn là ngộ độc thực phẩm. Tùy vào trường hợp nặng nhẹ nên can thiệp y tế kịp thời, tránh mất nước, rối loạn điện giải.

- Đau bụng sau bữa nhậu nhiều đạm hoặc bia rượu. Triệu chứng đau quặn từng cơn, đau vùng trên rốn, bên trái, lan ra lưng trái. Bệnh nhân có thêm dấu hiệu buồn nôn, nôn nhiều và liên tục, không đỡ đau cần đi viện ngay vì có thể là viêm tụy cấp, cần được can thiệp cấp cứu nhanh chóng.

- Nói khó, tê bì, yếu liệt chân tay nên đi khám ngay để kịp thời loại trừ đột quỵ

- Sốt cao dùng hạ sốt giảm ít kèm theo triệu chứng khó thở nên đến bệnh viện kịp thời.

- Cảnh giác với ngộ độc rượu từ các dấu hiệu như co giật, nhiệt độ cơ thể thấp, bất tỉnh, gọi hỏi không biết. Thở khò khè, ứ đọng đờm dãi ở miệng họng, ho yếu. Thở yếu, nhịp thở không đều, thở chậm hoặc có thể hít sâu và nhịp thở nhanh. Da, môi, móng tay tím tái hoặc nhợt, lạnh, nhìn mờ, lượng nước tiểu ít, đau bụng, bụng chướng.

Thúy Ngà  
Dùng thuốc giải rượu dịp Tết có thực sự hiệu quả?
5 loại hạt “quốc dân” ngày Tết ăn sai cách dễ gây ung thư
10 điều cần nhớ để giữ gìn sức khỏe trong dịp Tết
Vì sao Tết “chẳng ăn gì” vẫn tăng cân?
Thực hư “chuyện ấy” đêm giao thừa bị “đen” cả năm
5 cách chống “say nguội” ngày Tết
Phòng ngừa bệnh tai mũi họng cho trẻ trong ngày Tết lạnh giá thế nào?
Ăn dưa muối gây nồng độ cồn, thực hư thế nào?
Người mắc bệnh tiểu đường nhớ “2 nên, 3 không” trong dịp Tết
Lì xì sai cách dễ khiến trẻ hình thành thói quen xấu
Giò chả không thể thiếu trong ngày Tết nhưng cần cẩn trọng khi thấy 4 dấu hiệu
Có nên kết hợp rau củ để làm thịt đông ngày Tết?
Nên ăn hành muối như thế nào để an toàn trong ngày Tết?
Sai lầm thường gặp khi sơ chế mộc nhĩ gây hại sức khỏe
Rửa mặt bằng nước nóng hay nước lạnh tốt hơn?
Bà bầu đi chúc Tết được không?
Dị ứng thực phẩm cuối năm từ những bữa tiệc 'độc lạ'
Cảnh báo bùng phát bệnh hô hấp ở trẻ nhỏ trong dịp Tết Nguyên đán
Bảo Thanh Đường và phương pháp trị bệnh tiểu đường
4 bệnh trẻ dễ gặp vào dịp Tết Nguyên đán
Xem thêm