Thứ hai, 10/02/2025 23:44     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 31/01/2025 18:31

Mùng 3 Tết người dân nô nức đi lễ chùa cầu may

Mùng 3 Tết, tại các ngôi chùa rất đông phật tử, người dân đổ xô đi lễ cầu may mắn và bình an cho đại gia đình năm mới Ất Tỵ 2025.

Lễ chùa Phúc Khánh (Hà Nội)

Không chỉ là một công trình kiến trúc tôn giáo độc đáo, chùa Phúc Khánh còn là nơi thờ tự, cầu nguyện và thể hiện lòng thành kính của người dân đối với các vị Phật và tổ tiên.

Cổng chùa Phúc Khánh đông người tấp nập qua lại vào lễ (Ảnh: Tienphong)

Như thường lệ nhiều người đã đi chùa từ những ngày mùng 1, mùng 2 nhưng mùng 3 số lượng người dân đi lễ sẽ đông đúc và nhộn nhịp hơn.

Chiều mùng 3 Tết, hàng nghìn người dân đến Tổ đình Phúc Khánh làm lễ cầu an. (Ảnh: NB)

Chùa Phúc Khánh được xây dựng từ thế kỷ 15, dưới thời vua Lê Thánh Tông. Ban đầu, chùa có tên là "Phúc Khánh Tự", nghĩa là "chùa may mắn và hạnh phúc". Qua nhiều lần tu sửa và mở rộng, chùa Phúc Khánh đã trở thành một trong những ngôi chùa lớn và đẹp nhất ở Hà Nội.

Ảnh: Tienphong

Ngày mùng 3 Tết, chùa Phúc Khánh trở thành điểm đến tâm linh hấp dẫn của người dân. Người dân đến chùa để lễ Phật, cầu nguyện và thể hiện lòng thành kính của mình.

Đi lễ Chùa Hương (huyện Mỹ Đức)

Cập nhật thông tin từ Báo Lao Động, ông Bùi Văn Triều, Trưởng ban Quản lý Khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn (Mỹ Đức, Hà Nội) cho biết, trong ngày hôm qua - tức mùng 2 Tết Nguyên đán Ất Tỵ, đã có 16.000 du khách thập phương về chùa Hương tham quan, trẩy hội.

Ảnh: BaoLaodong

Số lượng du khách về chùa Hương từ hôm nay (mùng 3 Tết) đến ngày khai hội (mùng 6 Tết) sẽ còn tăng cao hơn nữa.

Đi lễ đầu năm không chỉ thực hành nghi lễ văn hóa, gợi nhắc các giá trị được trao truyền, mà người dân còn cầu mong bình an, sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

Lễ hội Chùa Hương năm 2025 có các chương trình như: Hội chợ trưng bày các sản phẩm OCOP của địa phương và các huyện lân cận; biểu diễn các hoạt động văn hóa, nghệ thuật truyền thống Việt tại địa phương gồm: Rối cạn Tế Tiêu - Thị trấn Đại Nghĩa, Cồng chiêng người Mường - xã An Phú, Hoạt động hát Chèo tại các câu lạc bộ trên địa bàn huyện.

Đền Cửa Ông (Quảng Ninh)

Ngay từ sau Tết Nguyên đán, đền Cửa Ông cũng đã mở cửa để chào đón du khách, người dân khu vực đi lễ. Hôm nay ngày mùng 3 Tết Âm lịch, đoàn người đến cửa Ông đông đúc thực hiện nghi lễ cầu may mắn đầu năm mới.

Những ngày đầu năm, hàng vạn người dân và du khách đã đến các khu du lịch, đền, chùa ở Quảng Ninh tham quan, chiêm bái với ước vọng mùa xuân an lành.( Ảnh VOV)
Nhiều gia đình chụp ảnh lưu giữ kỷ niệm những ngày đầu năm mới (Ảnh: Thảo Lee)

Du xuân đầu năm tới các đền chùa, thắp nén tâm nhang cầu mong sức khỏe, an lành không chỉ là nét đẹp văn hóa phản ánh đời sống tâm linh của người Việt mà còn dịp để mỗi người hiểu thêm về cội nguồn và vun đắp tình yêu quê hương, đất nước.

Hồng Ánh  
Trẻ sốt co giật do cúm A: Bác sĩ nhắc phụ huynh không thể thiếu một thứ trong nhà
Tôi đã chữa khỏi bệnh vảy nến ở Bảo Thanh Đường
10 bí quyết thành công của HLV Yoga
Bác sĩ cảnh báo 4 nguy cơ sức khỏe khi ăn lẩu vào mùa lạnh
Dùng hành tây “xua đuổi” cúm: Bác sĩ nói gì?
Ai có nguy cơ chuyển nặng khi bị cúm?
Nỗi niềm khó nói tuổi xế chiều
Chạy bộ trời lạnh có tốt không?
Triệu chứng nhân xơ tử cung là gì, cải thiện ra sao?
Đeo khẩu trang có ngăn ngừa được bệnh cúm?
Cảnh báo bệnh nhân mắc cúm A nguy kịch do bệnh lý nền
Dấu hiệu nào khi bị cúm cần vào viện, phòng bệnh thế nào?
Điều trị khỏi bệnh vảy nến bằng y học cổ truyền
4 sai lầm tai hại khi rã đông thực phẩm nhiều người vẫn làm hàng ngày
Quý ông 'rủ nhau' khám bệnh tình dục sau Tết
90% người giảm cân dễ bị tăng trở lại
Cách đẩy lùi suy thận độ 1, hết tiểu đêm nhiều lần
Vì sao nhiều người trẻ tuổi đột quỵ trong dịp Tết?
Phụ nữ 'đến tháng' đi chùa được không, cần lưu ý điều gì?
Hậu quả tai hại sau một lần trót thèm 'của lạ'
Xem thêm