Thứ sáu, 31/01/2025 09:59     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 31/01/2025 09:59

Lễ hóa vàng đầu năm mới 2025: Giờ đẹp, mâm cúng, văn khấn đầy đủ

Lễ hóa vàng hay lễ tạ năm mới là nghi thức quan trọng trong văn hóa Tết cổ truyền của người Việt, được diễn ra từ ngày mùng 3 Tết Âm lịch hàng năm nhằm tạ ơn thần linh, tổ tiên và tiễn các vị sau mấy ngày Tết.

Giờ đẹp làm lễ cúng hóa vàng đầu năm mới

Chia sẻ với PV Gia đình Việt Nam, chị Phương Anh (SN 1988) sống tại Phường Đồng Tâm - Thành phố Yên Bái chia sẻ: "Hàng năm gia đình chị lựa chọn ngày mùng 3 Tết để làm lễ cúng hóa vàng đầu năm mới với hy vọng cho cả năm thuận lợi, may mắn, công việc hanh thông... Do nhà chị không kinh doanh, cả hai vợ chồng đều là công viên chức nhà nước nên việc thực hiện nhà chị thường lựa chọn chiều mùng 3 giờ Bính Thân (15h - 17h) đây là việc thường niên của gia đình chị".

Tuy nhiên, chị chia sẻ thêm: "Lễ cúng hóa vàng sẽ được mỗi gia đình lựa chọn ngày/ giờ khác nhau, có người làm buổi sáng có người làm chiều, không nhất thiết chỉ có một khung giờ nhất định... quan trọng nhất là sự thành tâm khi thực hiện nghi lễ".

Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia phong thủy, các thời điểm dưới đây có thể lựa chọn hóa vàng:

+ Mùng 3 Tết: Đây là ngày truyền thống thường được nhiều gia đình lựa chọn nhất để tiến hành lễ hóa vàng.

+ Mùng 4, 5, 7 Tết: Các ngày này cũng rất thích hợp để tổ chức lễ hóa vàng, tùy theo điều kiện của từng gia đình.

Một số gợi ý về giờ đẹp cho lễ hóa vàng năm 2025 – Tết Ất Tỵ như sau:

+ Mùng 3 Tết: Giờ Tân Mão (5h – 7h), giờ Giáp Ngọ (11h – 13h), giờ Bính Thân (15h – 17h), giờ Đinh Dậu (17h – 19h).

+ Mùng 4 Tết: Giờ Mão (5h – 7h), giờ Ngọ (11h – 13h), giờ Thân (15h – 17h), giờ Dậu (17h – 19h).

+ Mùng 5 Tết: Giờ Mão (5h – 7h), giờ Tỵ (9h – 11h), giờ Thân (15h – 17h), giờ Tuất (19h – 21h).

+ Mùng 7 Tết: Giờ Dần (3h – 5h), giờ Thìn (7h – 9h), giờ Tỵ (9h – 11h), giờ Thân (15h – 17h), giờ Dậu (17h – 19h), giờ Hợi (21h – 23h).

Mâm lễ cúng hóa vàng cần chuẩn bị những gì?

Tùy theo điều kiện của từng gia đình mà lễ hóa vàng có thể khác nhau. Tuy nhiên, các gia đình cần chuẩn bị đủ các món lễ như sau:

Mâm cỗ mặn gồm rượu, thịt, bánh chưng, tiền âm phủ, vàng mã mỗi loại một ít.

+ Mâm ngũ quả

+ Hoa tươi

+ Hương

+ Bánh kẹo

+ Trầu cau

+ Thuốc lá

2 cây mía (Dân gian quan niệm cây mía để các cụ chống đi cho đỡ mỏi hoặc sử dụng để gánh đồ cúng về trời).

Ảnh minh họa

Có thể cúng cỗ mặn hoặc cỗ chay. Nếu là cỗ mặn thì không thể thiếu con gà trống cúng các món ăn ngày Tết được chế biến thơm ngon, tinh khiết, bày biện đầy đặn, trang nghiêm.

Văn khấn lễ hóa vàng đầy đủ và chuẩn nhất 2025

Bài khấn theo “Văn khấn cổ truyền Việt Nam” - NXB Văn hoá Thông tin

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần).

Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, Long mạch, Táo quân, chư vị tôn thần.

Con kính lạy ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch tôn thần.

Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh.

Hôm nay là ngày mùng ... tháng Giêng, năm Ất Tỵ

Chúng con là: ... tuổi: …

Hiện cư ngụ tại: …

Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: Tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.

Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc song toàn, gia đạo hưng vượng.

Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)

Hoàng Ly  
Dùng thuốc giải rượu dịp Tết có thực sự hiệu quả?
5 loại hạt “quốc dân” ngày Tết ăn sai cách dễ gây ung thư
10 điều cần nhớ để giữ gìn sức khỏe trong dịp Tết
Vì sao Tết “chẳng ăn gì” vẫn tăng cân?
Thực hư “chuyện ấy” đêm giao thừa bị “đen” cả năm
5 cách chống “say nguội” ngày Tết
Phòng ngừa bệnh tai mũi họng cho trẻ trong ngày Tết lạnh giá thế nào?
Ăn dưa muối gây nồng độ cồn, thực hư thế nào?
Người mắc bệnh tiểu đường nhớ “2 nên, 3 không” trong dịp Tết
Lì xì sai cách dễ khiến trẻ hình thành thói quen xấu
Giò chả không thể thiếu trong ngày Tết nhưng cần cẩn trọng khi thấy 4 dấu hiệu
Có nên kết hợp rau củ để làm thịt đông ngày Tết?
Nên ăn hành muối như thế nào để an toàn trong ngày Tết?
Sai lầm thường gặp khi sơ chế mộc nhĩ gây hại sức khỏe
Rửa mặt bằng nước nóng hay nước lạnh tốt hơn?
Bà bầu đi chúc Tết được không?
Dị ứng thực phẩm cuối năm từ những bữa tiệc 'độc lạ'
Cảnh báo bùng phát bệnh hô hấp ở trẻ nhỏ trong dịp Tết Nguyên đán
Bảo Thanh Đường và phương pháp trị bệnh tiểu đường
4 bệnh trẻ dễ gặp vào dịp Tết Nguyên đán
Xem thêm