Thứ ba, 14/05/2024 09:49
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 21/02/2022 10:00

Nguyên nhân huyết áp cao và phương pháp cải thiện hiệu quả

Cao huyết áp đang ngày càng phổ biến và trẻ hóa. Vậy nguyên nhân huyết áp cao là gì? Mời bạn tham khảo những thông tin này được đề cập dưới đây.

Nguyên nhân gây ra tình trạng huyết áp cao

Có rất nhiều nguyên nhân gây huyết áp cao như: Tuổi tác, yếu tố di truyền, thói quen sinh hoạt thiếu khoa học và những bệnh lý mắc kèm. Cùng tìm hiểu cụ thể những nguyên nhân gây huyết áp cao ngay dưới đây.

Nguyên nhân gây tăng huyết áp nguyên phát

Huyết áp cao nguyên phát (vô căn) với những nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, những yếu tố góp phần gây nên tình trạng này có thể là:

Tuổi tác: Khi tuổi càng cao thì tính đàn hồi của thành mạch trở nên kém đi. Điều này khiến sự lưu thông máu trong lòng mạch kém hơn và từ đó làm cho chỉ số huyết áp tăng lên.

Yếu tố di truyền: Theo kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu trong gia đình có người bị tăng huyết áp thì nguy cơ bạn gặp phải chứng bệnh này cũng cao hơn.

Béo phì: Người béo phì có lượng cholesterol trong máu cao hơn so với người bình thường. Lúc này những phân tử cholesterol dễ bị tích tụ trong lòng mạch gây ra chứng xơ vữa động mạch và cản trở dòng máu lưu thông. Do vậy, huyết áp cũng tăng lên.

Chế độ ăn thiếu khoa học: Một chế độ ăn nhiều muối sẽ kích thích trung tâm khát khiến bạn uống nhiều nước hơn, làm thể tích tuần hoàn tăng và dẫn đến huyết áp cao.

Stress kéo dài: Khi căng thẳng quá độ, cơ thể sẽ tiết ra lượng hormon cortisol lớn. Do đó, hormon này tác động gây tăng huyết áp.

Empty

Béo phì, ăn uống thiếu khoa học là những nguyên nhân gây huyết áp cao

Nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát

Khác với tăng huyết áp nguyên phát ở trên thì trường hợp này nguyên nhân gây bệnh sẽ được xác định rõ ràng. Một số nguyên nhân huyết áp cao thứ phát có thể kể đến như:

- Bệnh thận như suy thận, viêm cầu thận, thận đa nang, bệnh thận do tiểu đường. Hoạt động lọc máu và thải trừ những độc tố ra bên ngoài sẽ bị ảnh hưởng bởi những tình trạng bệnh lý này. Điều này gây ứ trệ tuần hoàn và làm huyết áp tăng lên.

- Hẹp động mạch: Mạch bị tắc nghẽn, đặc biệt là mạch máu thận, khiến máu ứ trệ và là nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát.

- Cường aldosteron: Tuyến thượng thận tăng sản xuất aldosteron, làm cho thận giữ lại nhiều muối, nước và tăng bài trừ kali, từ đó gây tăng huyết áp thứ phát.

- Bệnh lý tuyến giáp (suy giáp, cường giáp): Khi tuyến giáp không sản xuất đủ hoặc quá nhiều hormon sẽ gây ra tình trạng tăng huyết áp.

- Nguyên nhân khác: Chứng ngưng thở khi ngủ, phụ nữ mang thai, hội chứng cushing, u tủy thượng thận, tác dụng phụ của thuốc,...

Empty

Thận đa nang là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng huyết áp thứ phát

Phương pháp chữa huyết áp cao thường dùng

Phác đồ điều trị huyết áp cao đòi hỏi người bệnh phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài. Theo đó, các phương pháp cải thiện huyết áp cao thường được sử dụng bao gồm: Các biện pháp thay đổi lối sống và thói quen ăn uống, sử dụng các thuốc điều trị. Cụ thể:

Cách cải thiện huyết áp cao tại nhà

Cải thiện huyết áp tại nhà bao gồm thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt và tập luyện thể thao đều đặn.

- Thực hiện chế độ ăn nhạt: Theo khuyến cáo, lượng muối có thể dùng trong 1 ngày đối với người bệnh huyết áp cao là không quá 1 muỗng cafe. Lượng muối này đã bao gồm cả muối có trong đồ ăn và cả nước chấm.

- Thường xuyên tập thể dục: Mỗi ngày bạn nên dành ít nhất 30 phút buổi sáng để tập thể dục, điều này giúp kiểm soát chỉ số áp huyết tốt hơn.

- Bổ sung nhiều chất xơ, vitamin từ rau xanh, hoa quả tươi, hạn chế sử dụng đồ ăn có nhiều dầu mỡ.

- Tránh xa rượu, bia, thuốc lá hay các chất kích thích khác.

- Duy trì trạng thái thoải mái, tránh để tinh thần bị căng thẳng, stress kéo dài.

Dùng các thuốc tây y chữa huyết áp cao

Khi các biện pháp không dùng thuốc cho hiệu quả không khả quan thì người bệnh cần phải kết hợp với một số loại thuốc để kiểm soát huyết áp của mình. Một số thuốc điều trị cao huyết áp thường được sử dụng như: Amlodipin, captopril, perindopril, felodipine,... Tùy vào từng đối tượng và tình trạng mà người bệnh sẽ được chỉ định các loại thuốc khác nhau.

Empty

Uống thuốc tây y là chỉ định thường được bác sĩ lựa chọn cho người bệnh tăng huyết áp

Định Áp Vương - Giải pháp an toàn cho người huyết áp cao

Hiện nay, xu hướng dùng thảo dược cải thiện chỉ số huyết áp ngày càng phổ biến. Trong đó, cần tây là loại thảo dược rất được ưa chuộng bởi hiệu quả ổn định huyết áp của loại thảo dược này rất khả quan. Kết quả của nghiên cứu diễn ra tại Iran vào năm 2019 cho thấy, cao cần tây vừa có tác dụng hạ cả huyết áp tâm thu và tâm trương, vừa giúp làm giảm nồng độ cholesterol máu nên rất thích hợp dùng cho người mắc bệnh tăng huyết áp.

Bên cạnh đó, sản phẩm Định Áp Vương với sự kết hợp của cao cần tây cùng các thảo dược khác như: Cao hoàng bá, chiết xuất tỏi, cao lá dâu tằm, nattokinase được nhiều người bệnh tin tưởng sử dụng. Theo kết quả khảo sát được thực hiện trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam cho thấy, có đến 92,8% người bệnh hài lòng khi dùng Định Áp Vương với mục đích kiểm soát huyết áp.

Empty

Định Áp Vương hỗ trợ cải thiện huyết áp cao an toàn, hiệu quả

Rất nhiều người sử dụng sản phẩm chứa cao cần tây cho hiệu quả ổn định huyết áp tốt. Một trong số đó là trường hợp của cô Phạm Thị Đào, 60 tuổi, trú tại quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh. Cô chia sẻ, sau 3 tháng uống Định Áp Vương, chỉ số huyết áp giảm từ 160 mmHg xuống còn 110 - 120 mmHg. Điều đáng mừng là huyết áp của cô giữ mức ổn định như vậy và không tăng cao như trước nữa. Mời bạn xem chi tiết chia sẻ của cô Phạm Thị Đào tại đây!

huyet ap

Cô Đào vui vẻ, phấn khởi vì chỉ số huyết áp của mình dần ổn định

Cao huyết áp là bệnh lý phổ biến và có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh. Nắm vững những nguyên nhân huyết áp cao sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong quá trình phòng ngừa và cải thiện bệnh. Bên cạnh việc thay đổi lối sống và sử dụng thuốc, bạn hãy sử dụng thêm Định Áp Vương để hỗ trợ điều trị tăng huyết áp của mình nhé. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến bệnh tăng huyết áp hay sản phẩm Định Áp Vương, hãy liên hệ tổng đài 024. 38461530 - 028. 62647169 để được tư vấn chi tiết.

* Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Mai Phương  
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bổ sung quá nhiều chất xơ mỗi ngày?
Bị lạc nội mạc tử cung nên và không nên ăn gì?
5 đồ uống buổi sáng giúp kiểm soát huyết áp mà không cần thuốc
Nhiều người ngáy to nhưng tỉnh dậy vẫn một mực phủ nhận, vì sao vậy?
Nhầm lẫn tai hại trong tiệm spa
9 bước cần thực hiện để xây dựng một lối sống lành mạnh
Biết 5 tác dụng này sẽ hiểu vì sao nhiều người uống nước dừa mỗi ngày
Bé 5 tháng tuổi mặt sưng nề do thói quen tai hại từ người lớn
Ung thư đại trực tràng ở Mỹ tăng 500%, ngày càng trẻ hoá độ tuổi
Giải pháp cải thiện ù tai, nghe kém ở người cao tuổi từ thảo dược
Người Việt thích thưởng trà nhưng đa số mắc 3 sai lầm tai hại
Mùa hè nóng nực ăn kem mỗi ngày có tốt không?
Không còn khàn tiếng, u xơ dây thanh quản nhờ bí quyết thảo dược
7 triệu chứng cholesterol cao thường bị bỏ qua ở phụ nữ tuổi 40
1 người chết, 18 người nhập viện sau khi ăn cỗ ở Thái Bình: Bác sĩ chỉ món khoái khẩu mang ổ bệnh
Không một giọt rượu bia vẫn 'dính' nồng độ cồn do hội chứng kỳ lạ hiếm người gặp
8 lợi ích bất ngờ từ việc ôm đối phương
Dưa hấu và dưa lưới: Ăn loại nào tốt hơn, bao nhiêu là đủ?
Ăn yến sào hàng ngày được không, nên ăn thế nào cho tốt?
Bí quyết hết nặng ngực, đau nhói tim do suy tim
Xem thêm