Thứ sáu, 17/05/2024 09:37
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 21/12/2017 10:52

Lửa tình sưởi ấm đông giá của vợ chồng già ve chai sống dưới chân cầu

Câu chuyện này như một lời khẳng định, tình yêu luôn tồn tại, không chỉ ở những nơi cao sang, không chỉ ở lứa tuổi thanh xuân mà cả khi về già, ở nơi góc tối lạnh giá.

Lửa tình sưởi ấm đông giá của vợ chồng già ve chai sống dưới chân cầu

Mấy ngày gần đây, Hà Nội đang bước vào đợt lạnh nhất, với những cơn gió buốt giá luôn khiến bất cứ ai đón nhận cũng phải rúm mình, co ro. Vì thế không lạ khi đường phố trở nên vắng vẻ hơn, bởi ai cũng mau chóng muốn ẩn mình trong nhà, đắp chăn ấm để xua tan giá buốt.

Ấy vậy mà, vẫn có một cặp vợ chồng già vùi mình trong cái giá dưới chân cầu đang xây dở ở Cát Linh - Hà Đông. Nơi đây, cũng chính là 'nhà', là chỗ nương thân của hai ông bà đã đến tuổi thất, bát tuần.

chuyen-tinh

Vợ chồng bà Huyền (71 tuổi) - ông Dinh (80 tuổi) - đều là người vô gia cư (Ảnh: Báo Đất Việt)

-> Lỡ duyên vì lời hứa "chờ anh ổn định rồi mới cưới"

Nếu chỉ nhìn ngoài, mọi người hẳn sẽ cảm thương cho số phận hẩm hiu tuổi xế chiều của họ. Thế nhưng, ẩn sau bóng dáng co ro vì thời tiết khắc nghiệt ấy là một câu chuyện tình đẹp giúp xua tan giá, sưởi ấm những đêm đông. Cuộc sống muôn màu, có đôi lúc đẩy đưa người ta đến một hoàn cảnh khó ngờ nhất và trong lúc trái tim tưởng như đã khô cằn, nguội lạnh thì tình yêu bất ngờ xuất hiện, kết nối và sưởi ấm trái tim họ, trở thành động lực to lớn để cả 2 đương đầu với những năm tháng sống không nhà.

Chung giấc mơ từ lần đi ngược đường

Theo Báo Đất Việt, mối nhân duyên của ông bà khá đặc biệt. Chẳng phải do mai mối, chẳng phải do tán tỉnh hẹn hò… chỉ là, người dưng ngược lối vô tình 'vấp' phải nhau. Cụ ông là Tống Văn Dinh, năm nay tròn 80 tuổi, còn cụ bà là Trần Thị Huyền (71 tuổi, Thái Bình).

Theo saostar, nhiều năm trước, bà Trần Thị Hiền từng là nhân viên cấp dưỡng ở ĐH Văn hóa (Hà Nội). Năm 1975, bà Hiền buộc phải nghỉ hưu trước tuổi và từ đó, trở thành người thất nghiệp.

Từ chỗ có một cuộc sống tạm ổn với chồng và 2 người con (1 trai, 1 gái) trong căn nhà nhỏ trên phố Đê La Thành, bà Hiền dần lâm vào cảnh khánh kiệt. Thất nghiệp khi vẫn đang trong tuổi lao động trở thành một cú sốc quá lớn. Bản thân bà bị khủng hoảng tâm lý nhưng điều tồi tệ hơn là người chồng đầu gối tay ấp không cảm thông mà còn mỉa mai, đánh đập bà.

Theo lời bà Hiền, chồng bà vốn tính nghiện rượu, lười lao động, kinh tế gia đình phụ thuộc vào mình bà. Từ khi thất nghiệp, gia cảnh túng quẫn hơn và trong lúc say, người chồng càng hành hạ, mắng chửi bà thậm tệ hơn.

Không thể chịu nổi cuộc hôn nhân địa ngục ấy, bà Hiền đành bỏ nhà ra đi. Bà gửi 2 người con về quê ngoại nhờ chăm sóc rồi chỉ đem theo quần áo, đồ sinh hoạt cá nhân ra ngoài đường lang bạt kiếm sống. “Khi đi, tôi nhường lại hết cho ông ấy, tôi chẳng cần gì, chỉ cần sự tự do“, bà Hiền kể.

Mấy chục năm sống nơi đầu đường xó chợ, ngẫm lại đôi lúc bà Hiền thấy cuộc đời mình quá cơ khổ. Chỉ có điều, bà luôn cho rằng, quyết định bỏ chồng, bỏ nhà ra đầu đường ở là một lựa chọn đúng đắn. “Tôi hạnh phúc với lựa chọn đó vì nghĩ rằng, cái gì mình đã cho đi rồi thì không bao giờ hối hận”.

chuyen-tinh1

Hạnh phúc đối với bà Hiền chỉ đơn giản là những ngày tháng có ông Dinh ở bên. (Ảnh: Saostar)

Trong những ngày tháng lang bạt ở đường phố, bà đành đi nhặt ve chai kiếm sống. Vào một ngày mùa hạ nắng cháy, khi đang quẩy bên vai gánh đồng nát nặng trĩu, bà Hiền tình cờ gặp ông Tống Văn Dinh (80 tuổi) đi bộ ngược chiều. Lúc ấy ông Dinh cũng đang thất nghiệp. Giống như bà, ông Dinh cũng là một người từng làm thợ cơ khí nhưng vì chế độ tinh giản biên chế nên mất việc. Ông vào miền Nam nhập ngũ kháng Mỹ và ngày đầu tiên về Hà Nội thì tình cờ gặp bà Hiền.

“Ấn tượng của tôi lúc đó là mặt bà ấy sạm nắng, tay chân đen lại vì nắng. Năm đó bà mới 40 tuổi nhưng dáng vẻ khắc khổ“, ông Dinh kể. “Trong ký ức tôi đó là mùa hè nóng chưa từng thấy, chỉ cần ra ngoài trời, chưa kịp làm gì thì mồ hôi đã túa ra. Vậy mà bà ấy cứ quẩy đôi quang gánh nặng trĩu đi lại khắp nơi“.

Thấy cảnh tượng ấy, ông Dinh động lòng thương. Sẵn trong tay có một thanh sắt phế liệu, ông bèn đem cho bà Hiền và 2 người bắt chuyện. Tình yêu cũng nảy nở từ lần đầu tiên gặp gỡ như thế.

Bà Hiền và ông Dinh có nhiều điểm tương đồng. Vợ ông Dinh mất khi đã có chung với ông 3 người con, còn bà Hiền đã qua một lần đò, con cái đều gửi lại nhờ bố mẹ chăm sóc. Cả hai cùng thất nghiệp, cùng sống cảnh vô gia cư. Họ gặp nhau và chưa đầy 1 ngày đã quyết định gắn bó 2 cuộc đời làm một.

“Ông ấy có biết tỏ tình đâu. Gặp tôi rồi cả 2 tìm bóng râm ngồi và đêm đến thì về ở với nhau. Ưng rồi thì ông dẫn tôi đi ăn phở bò. Kỷ niệm yêu đương của 2 chúng tôi chỉ có như thế thôi“, bà Dinh kể lại mọi chuyện một cách rất tự nhiên. Món phở bò cũng là thức đồ ăn sang nhất mà họ từng cùng ăn trong những ngày đầu gặp gỡ.

Tình nồng ấm xua tan mọi khó khăn

30 năm qua, chỗ ở lâu nhất cũng chỉ được vài năm, còn thì cứ phải đi liên tục nên hai thân già gom góp sắm được chiếc xe đạp trị giá 200 nghìn đồng – 'người ta vừa bán vừa cho' để tiện đi lại.

Sức khỏe của ông Dinh yếu hơn, chỉ quanh quẩn nhặt nhạnh ở gần 'nhà'. Còn bà Huyền khỏe hơn đôi chút, nên chịu khó đi xa hơn. Hai ông bà không dùng điện thoại, nên cứ có việc gì là ông lại lóc cóc đi tìm bà, bà lại lóc cóc đi tìm ông… Tối đến hai người lại sum vầy chuyện trò quanh đống lửa. ''Một ngày cố gắng thì hai ông bà mới kiếm được khoảng 40.000 – 50.000 đồng, đủ mua đồ ăn, thức uống.' – ông Dinh tâm sự.

chuyen-tinh2

30 năm chật vật mưu sinh, bà vẫn thấy gặp được ông là một niềm may mắn. (Ảnh: Saostar)

Bữa ăn của ông Dinh bà Huyền cũng đơn giản, khi thì là một cái bánh bao sẻ nửa, khi thì là một gói mì tôm chia đôi. Cái đống lửa được hun thổi từ những thanh que, thanh củi bên đường chẳng đủ năng lượng để đun sôi nước, nên ông bà lại đành mua lại 2.000 đồng tiền nước sôi từ những quán trà đá bên đường.

'Ông bà vẫn hay dùng chung đồ của nhau như thế, từ bát đũa, bàn chải đến khăn mặt cũng dùng chung. 30 năm nay vẫn thế.' – bà Huyền chia sẻ.

Những ngày nắng ráo thì không sao, những ngày trời mưa thì hai ông bà đến trú tạm ở hiên nhà người ta cho khỏi ướt. Trời đông buốt giá như thế này, họ phải đắp chung vài cái chăn mới bớt lạnh.

Bây giờ tuổi cao, sức yếu nên 2 người không có nhiều nhu cầu. Họ cũng không có nguyện ước gì cho tương lai ngoại trừ hy vọng có một ngôi nhà để ở. Nhưng đó chỉ là giấc mơ xa xôi. Gần như cuộc sống của cả hai đã rơi vào trạng thái không ràng buộc, không mưu cầu, không chờ đợi bất cứ điều gì… Ngày ngày ở lòng đường, họ cố gắng sống tiếp những tháng ngày còn lại.

Mấy ngày nay, câu chuyện của ông bà được nhiều người biết tới và không ít người đã tìm đến giúp đỡ. Câu chuyện của cả 2 không biết nên vui hay buồn khi kể về những con người nghèo khổ, mất hết mọi thứ vì không có nghề nghiệp. Chỉ biết rằng, ít ra trong những ngày đông lạnh, người ta có thêm một chuyện kể về “1 túp lều tranh, 2 trái tim vàng” để sưởi ấm trái tim mình.

Video: Đám hỏi ngập sắc đỏ của Quế Ngọc Hải

Phương Vũ (T/H)  
Tình phí hẹn hò: 'Cưa đôi' hay bạn trai trả?
Báo động học sinh tự tử: Chuyên gia chỉ dấu hiệu cha mẹ cần quan tâm, giám sát con
Chia tay mối tình 3 năm vì sợ con sau này... “nấm lùn”
'Kỳ phùng địch thủ' trên sân nhưng Messi và Ronaldo lại chung cách dạy con
'Chết sững” khi đọc mẩu giấy vụn trong phòng con trai
Nhiều người cấm con đọc truyện tranh nhưng không hay biết 9 điều đặc biệt
Vì sao nhà giàu thích chơi tranh?
8 sai lầm trong giao tiếp 'hủy hoại' một mối quan hệ
4 thứ tưởng vô hại nhưng tiềm ẩn rủi ro cho trẻ nhỏ
Quay 'cảnh nóng' làm kỷ niệm: 'Quả bom nổ chậm' cho thiên hạ mỉa mai
Cặp đôi Việt - Nhật chia sẻ bí quyết tương hợp
10 đặc điểm tính cách hiếm có của những đứa trẻ sinh tháng 5
Đánh ghen, quay clip tung lên mạng: Phút bốc đồng biến mình thành 'kẻ khờ'
Cho trẻ học bơi ở độ tuổi nào?
'Nỗi khổ' vợ xinh đẹp, giỏi kiếm tiền
7 nguyên tắc 'vàng' giúp cuộc hôn nhân trở nên viên mãn
8 dấu hiệu lừa dối trong một mối quan hệ
“Chữa lành” sau cú sốc chồng đòi ly hôn, hai con không muốn ở với mẹ
5 lý do đàn ông ngoại tình không ly hôn để cưới “tiểu tam”
Bí mật kinh hoàng trong phòng ngủ của con gái 17 tuổi
Xem thêm