Chủ nhật, 19/05/2024 02:35
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 20/10/2020 09:07

Loại bỏ "vi-ô-lông" vùng kín có nên không?

Cạo lông vùng kín tưởng vô hại nhưng lại gây ra những hệ lụy cho bản thân, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Gây kích ứng da

Bình thường, vùng da ở cô bé hay cậu bé được “bao bọc” bởi những đám lông này, nay bạn cắt đi chúng khiến cho vùng da tại đây bị kích ứng, đỏ lên và kèm theo ngứa ngáy. Đó chính là phản ứng của da khi bị mất đi yếu tố bảo vệ.

Dễ gây viêm nhiễm

vung kin

Cạo lông vùng kín dễ gây viêm nhiễm phụ khoa cho chị em (Ảnh minh họa)

Lông mu chính là hàng rào bảo vệ cơ quan sinh dục của bạn khỏi các vi sinh vật gây viêm nhiễm. Do đó, khi bạn phá vỡ hàng rào này thì đang chính là tạo điều kiện cho những tác nhân xấu xâm nhập vào.

Bên cạnh đó, nếu không may việc bạn cạo gây trầy xước vùng da vùng kín, tạo vết thương hở càng là cơ hội cho vi khuẩn gây bệnh và thâm nhập vào bên trong.

Lông mọc nhiều hơn, đậm hơn và cứng hơn

Đây là một đặc tính của lông. Bạn cạo lông tại vị trí nào trên cơ thể đều sẽ nhận thấy lượng lông sau cạo sẽ mọc lên dày hơn, cứng hơn, màu sắc cũng đậm hơn trước đó rất nhiều.

Mà trong đó, lông mọc lên lại gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và bạn không hề thoải mái khi đang ra ngoài hay vận động mạnh.

Do vậy, nếu bạn cảm thấy phiền hà về độ rậm rạp của lông vùng kín thì hãy tỉa tót gọn hơn chứ đừng nên cạo. Đặc biệt khi bạn là người đang mắc những bệnh như: vảy nến, eczema,…thì tuyệt đối không được dùng đến phương pháp cạo nếu không muốn gặp phải hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Dễ bị viêm nang lông

Cạo lông ảnh hưởng đến nang lông là chắc chắn. Bạn có thể gặp phải tình trạng này nếu như cạo đi cạo lại rất nhiều lần.

Vùng kín trở nên thâm đen hơn

Như đã nói ở trên, việc cạo lông mu sẽ làm cho lứa lông về sau trở nên sậm màu hơn. Nó kéo theo việc cô bé trông sẽ trở nên thâm đen hơn và nếu cứ tiếp tục cạo lông thì càng gặp phải tình trạng này.

Tác dụng của lông vùng kín đối với nữ giới

Empty

Ảnh minh họa

Giúp cho cơ quan sinh dục hạn chế bị cọ xát với quần áo trong lúc chúng ta vận động, sinh hoạt. Vì thế, phần nhạy cảm này ở phụ nữ hạn chế bị tổn thương.

Lông vùng kín có tác dụng tương tự một màng chắn bảo vệ. Nó giúp tách rời các nếp ở phần da vùng kín.

Ngăn chặn những tác nhân gây bệnh có thể xâm nhập vào cơ quan sinh dục. Bao gồm: Vi khuẩn, virut, nấm, ký sinh trùng,…

Giảm nguy cơ mắc các bệnh lý ở cơ quan sinh dục và tiết niệu như nhiễm trùng tiểu, viêm cổ tử cung,…

Duy trì nhiệt độ ổn định tại vùng kín. Đó là giữ ấm vùng kín vào mùa lạnh và làm mát vùng kín vào mùa nóng.

Giảm ma sát trong hoạt động quan hệ tình dục.

Chất Pheromone được tiết ra từ tuyến ngoại tiết ở lông mu có tác dụng hấp dẫn, cuốn hút bạn tình.

-> 7 thói quen lành mạnh giúp phòng tránh bệnh phụ khoa

Xem thêm: Bí quyết tập luyện giúp vòng 3 căng tròn quyến rũ

Hoàng Ly (T/H)  
4 lý do đàn ông lười “yêu”
Cưới chồng 3 năm không thể mang thai, bác sĩ kết luận do thói quen từ 10 năm trước
Ăn trứng vịt lộn có thực sự giúp quý ông “sung mãn”?
Nam giới ăn giò lợn, chân dê tăng cường 'chuyện ấy' được không?
8.000 trẻ em Việt mắc bệnh tan máu bẩm sinh mỗi năm: 'Đau đầu' bài toán sức khoẻ giống nòi
Phụ nữ sau tuổi 30 kiểm tra ngay 4 điều này để phòng ngừa bệnh tật
Vỡ thai ngoài tử cung do chủ quan: Bác sĩ chuyên khoa nói gì?
Cảnh báo “dọn” bikini quá thường xuyên làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khó chịu tái phát
Thói quen khi tắm khiến phụ nữ mắc bệnh phụ khoa
Quyết sang trời Tây học tập, nữ tiến sĩ hối hận khi ngày trở về không thể sinh con
Căng thẳng làm giảm khả năng mang thai của phụ nữ?
Chuyện 'yêu' ở người cao tuổi: Bao nhiêu là đủ?
Ngân hàng tinh trùng: Giúp nam giới đảm bảo khả năng sinh sản trong tương lai
Vì sao các cặp đôi sắp sinh con đều thích ăn dâu tây?
Nam giới có con ở độ tuổi nào là tốt nhất?
Phát bệnh vì kiêng cữ sau sinh theo tục lệ dân gian
Uống thuốc tránh thai lùi ngày 'đèn đỏ' được không?
Mất hứng “chuyện ấy” sau sinh con
'Kiêng' để dự trữ tinh trùng: Nên không?
Dùng thuốc tiêm tránh thai làm tăng nguy cơ u não gấp 5 lần
Xem thêm