Chủ nhật, 05/01/2025 06:00     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 05/01/2025 06:00

Lần đầu đón Tết ở Ba Lan

Lần đầu tham gia vào những tập tục, hoạt động chào đón năm mới ở Ba Lan, chị Ngọc không khỏi lạ lẫm song vẫn hào hứng để thích nghi.

Chị Minh Ngọc, 32 tuổi hiện đang sống tại Łodź, Ba Lan chia sẻ đây là lần đầu tiên chị đón Tết ở đất nước mới. Ba Lan là nơi chồng chị đã sinh sống và làm việc nhiều năm nay nhưng bởi hoàn cảnh nên giờ mới có thể đưa chị sang cùng.

Hào hứng với không khí đón Tết ở Ba Lan

Theo lời kể của chị Ngọc, Tết ở Ba Lan không được nghỉ dài như Tết ở Việt Nam. Ở đây ngày Giáng Sinh là lễ chính, ngày Tết họ chỉ được nghỉ 1 ngày và trước giao thừa sẽ cùng gia đình hoặc bạn bè ăn uống rồi lên phố đi dạo, nghe nhạc, uống 1 chút rượu rồi chờ đón giây phút chuyển giao năm mới.

“Từ đầu tháng 12 mọi người đã nô nức đi mua sắm chuẩn bị cho ngày lễ lớn là Giáng sinh và năm mới. Trên khắp phố phường không khí vui vẻ, nhộn nhịp, các bài hát về giáng sinh vang lên khắp nơi. Do tôi sống ở phố đi bộ Piotrkowska nên càng cảm nhận được sự háo hức của mọi người trong dịp lễ hội cuối năm” – chị Ngọc cho biết.

Chị Minh Ngọc, 32 tuổi hiện đang sống tại Łodź, Ba Lan (Ảnh: NVCC)

Giống như ở Việt Nam, người dân Ba Lan cũng có món ăn truyền thống như súp chua “zupa żurek” hay bánh hoành thánh gọi là “pierogi”. Vào ngày 24 họ không ăn thịt, chỉ ăn cá chép hoặc một số loại cá. Các món này cũng được nấu với nguyên liệu rau củ.

“Tôi thấy đây là những món ăn không quá kén ăn đối với mình, cá chép rán cũng là món quen thuộc, ngoài ra còn có khoai tây chiên hoặc nghiền ăn kèm, các loại salat. Vào những ngày lễ, người dân Ba Lan rất thích đi hái nấm và làm các món từ nấm như nấm ngâm chua, nấm xào hành tây rất ngon miệng” – chị kể.

Ở Ba Lan, nhà chị Minh Ngọc mở quán ăn nhỏ tên “Good morning Viet Nam” chuyên các món Việt. Sau 1 thời gian quan sát để ý, chị thấy người Tây đặc biệt chuộng món nem rán, người dân nơi đây gọi món này là “Saigonka”.

Chị Ngọc chia sẻ: “Có người yêu thích món này đến nỗi họ mua 60 chiếc về để ăn lễ, vậy nên chị cũng được chồng huy động ra quán để gói nem, mỗi lần khoảng 200 -300 chiếc. Tuy mỏi nhưng khá vui vì mọi người rất thích món ăn dân tộc của mình. Tôi cảm thấy khá tự hào vì món ăn Việt Nam rất ngon. Nhưng khác 1 chút là họ không ăn nem với nước mắm mà ăn cùng 1 chút nộm bắp cải và sốt chua ngọt hoặc cay ngọt”.

Chị Ngọc kể thêm rằng, vào dịp lễ thay vì lì xì như ở Việt Nam, người dân Ba Lan thường mua quà tặng cho nhau. Từ đầu tháng chị đã đi mua sắm và chuẩn bị quà cho mọi người trong gia đình.

“Được tự tay gói quà và nhận rất nhiều quà trong ngày lễ giáng sinh, tôi vẫn cảm thấy háo hức như ngày bé” – chị cười nói.

Chị Ngọc chuẩn bị quà cho mọi người (Ảnh: NVCC)

Dứt ruột xa con nhưng luôn có cách để kết nối

Trước khi quyết định sang Ba Lan, chị Ngọc luôn trăn trở về đứa con gái mới chỉ hơn 1 tuổi. Chị không thể đưa con sang cùng ngay vì chị chưa học tiếng, chưa sắp xếp ổn định cuộc sống. Nghĩ cho con rồi lại nghĩ cho tương lai của cả gia đình, chị đành để con ở Việt Nam cho ông bà ngoại nuôi. Bạn nhỏ còn bé chắc hẳn chưa thể hiếu thế nào là xa mẹ, chính sự hồn nhiên, vô tư của con khiến chị càng thương con da diết.

“Nghĩ cảnh con còn bé đã phải sống xa bố mẹ, nhiều đêm tôi nằm nhớ thương con đến xé lòng. Lúc đó chồng tôi luôn động viên cố gắng học tiếng nhanh rồi về đón con”, chị Ngọc tâm sự.

Chị Ngọc gọi video call cho con gái hàng ngày (Ảnh: NVCC)

Nói về hành trình học tiếng, chị Ngọc cho rằng tiếng Ba Lan là 1 ngôn ngữ khá khó vì biến thể theo các ngữ cảnh khác nhau, chia giống đực giống cái nên thật sự đi học nhiều khi chị cũng nản. Nhưng mỗi lần nghĩ đến con chị lại tự nhủ phải cố gắng hơn.

“Ngày nào đi học tôi cũng chỉ mong đến giờ về để gọi cho con, không lệch giờ là con đi ngủ mất. May mắn tôi có ông bà ngoại, bà nội và dì hỗ trợ chăm con nên cũng yên tâm, ở nhà mọi người cũng thường xuyên gửi ảnh và clip của con cho tôi” – chị Ngọc nói.

Đứa con gái bé bỏng luôn là động lực để chị tiếp tục mạnh mẽ. Tháng 3 tới sau khi khóa học kết thúc, vợ chồng chị sẽ về đón con.

Theo quan điểm của chị, con cái đang ở tuổi ăn, tuổi lớn luôn cần có sự quan tâm, giáo dục của bố mẹ. Ông bà và người thân có thể chăm sóc tốt cho con nhưng không gì có thể bù đắp, thay thế được tình mẫu tử, phụ tử thiêng liêng. Hiện tại, chị Ngọc vẫn đang cố gắng làm quen từng cái mới để khi đưa con sang 2 mẹ con chị không quá bỡ ngỡ, có thể cùng con học nói thêm 1 ngôn ngữ khác.

Thùy Linh  
Lần đầu đón Tết ở Ba Lan
 Ước mơ làm mẹ của cô gái bại não
Phong thủy bàn làm việc giúp sự nghiệp “thăng hoa' trong năm mới
Bạn ghen tị với người khác giới điều gì?
Giáo dục con truyền thống gia đình qua dịp lễ Noel
Lên cơn đau tim khi dạy con ôn thi vào THPT
Con nhà lính
Vì sao trẻ nói dối cha mẹ, cần làm gì khi phát hiện?
Tác hại khi cho trẻ xem TV trước 6 tuổi
Đặt chổi 6 vị trí này trong nhà tài lộc sớm bị quét sạch
6 lý do phụ nữ thích độc thân hơn nam giới
Có con thành đạt nhưng nhiều cha mẹ hối tiếc vì 4 điều này
Người hạnh phúc coi cuối tuần như kì nghỉ
Trẻ có IQ cao mang 5 tật xấu khi còn nhỏ khiến không ít cha mẹ bực mình
Xu hướng hẹn hò của giới trẻ
Nhà chật đến mấy vẫn phải tránh đặt bếp 4 hướng này để không lục đục, ốm đau
Nhận cay đắng sau 4 năm bán nhà ở quê lên phố sống cùng con gái
5 lỗi phong thủy nhà ở khiến tiền tài tiêu tan, tình duyên lận đận
Quốc đảo xinh đẹp, đàn ông bất chấp mọi việc quyết không phản bội lời thề trong đám cưới
Tiền tài không vào cửa bẩn, tuyệt đối phải dọn sạch 5 vị trí này trong nhà
Xem thêm