Chủ nhật, 05/01/2025 06:02     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 26/01/2023 05:30

Người Việt đón Tết cổ truyền nơi đất khách

Cứ mỗi dịp Xuân về, người dân Việt Nam ở khắp mọi nơi trên thế giới lại bồi hồi nhớ về quê hương, gia đình và đặc biệt là nhớ về ngày Tết cổ truyền với những tình cảm, mong ước tốt đẹp nhất. Đặc biệt, đối với những Việt Kiều nơi đất khách, đây còn là một khát khao cháy bỏng thôi thúc họ từng ngày.

Tết là một lễ trọng đầy ấm áp và thiêng liêng của dân tộc. Dù ở phương trời nào, những công dân Việt vẫn luôn hướng lòng mình về những phong tục tập quán cổ truyền. Không về quê đón Tết, người Việt xa xứ trên khắp thế giới đón Tết bằng nỗi nhớ, bằng ký ức và những sửa soạn khác nhau.

Ngày Tết cổ truyền trên đất khách thì không thể nào sánh bằng ở Việt Nam nhưng nhiều gia đình người Việt cũng dành thời gian để trang trí nhà cửa, chuẩn bị mâm ngũ quả đặt lên bàn thờ tổ tiên, nấu vài món ăn mang hương vị quê hương như thịt kho hột vịt, dưa cải muối và đặt mua vài cái bánh chưng, bánh tét. Vào đêm giao thừa, nhiều gia đình tổ chức tiệc ăn uống, cùng thức đợi đồng hồ điểm 24h để cúng gia tiên và cầu nguyện những điều tốt lành cho năm mới.

Đã tròn 7 năm kể từ khi hai vợ chồng chị Nguyễn Thị Thu Hương chuyển đến sinh sống và làm việc tại Nhật Bản. Cô con gái nhỏ nhà chị Hương hiện đã được 3 tuổi. Bình thường, cả gia đình đều bận rộn với guồng quay cuộc sống, cha mẹ đi làm, con đi học, nhưng thỉnh thoảng anh chị vẫn cố gắng thu xếp để đưa con về Việt Nam thăm ông bà, họ hàng, đi du lịch để con biết và thêm gắn bó với quê hương. Tuy nhiên, những năm gần đây, do tình hình dịch bệnh Covid-19 ở Nhật Bản và Việt Nam diễn biến phức tạp, việc đi lại khó khăn hơn, gia đình chị Hương đành ở lại Nhật ăn Tết.

tet xa que

Ảnh minh họa

Chị Hương chia sẻ: “Người Nhật không đón Tết Nguyên đán như người Việt Nam, họ ăn Tết Dương lịch trong một kỳ nghỉ kéo dài khoảng 10 ngày. Vậy nên vào dịp Tết của người Việt Nam, hầu như tất cả mọi người đều không được nghỉ, vẫn phải đi làm, đi học như bình thường. Nhiều người Việt Nam ở Nhật đã tranh thủ đi chơi, thăm hỏi theo lịch của người dân bản xứ. Nhưng để con không bị thiệt thòi, tôi vẫn cố gắng chuẩn bị một cái Tết tươm tất theo đúng phong tục cổ truyền dân tộc với bánh chưng, giò chả, bánh kẹo, mứt tết, hoa đào và không quên mừng tuổi năm mới bằng một phong bao đỏ thắm”.

Không chỉ gia đình chị Hương mà các gia đình người Việt ở nước ngoài, mỗi dịp Tết cổ truyền cũng đều cố gắng sắm sửa các món đồ truyền thống. Tùy vào điều kiện kinh tế từng nhà mà chuẩn bị nhiều hay ít. Các nhóm cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài cũng thường xuyên tổ chức nhiều sự kiện đông vui xôm tụ như gói bánh chưng, văn nghệ đón Tết... thu hút đông đảo mọi người tham gia. Ở nơi xứ người, những hoạt động như vậy thực sự ý nghĩa, giúp những người con xa quê xích lại gần nhau hơn, vơi bớt đi nỗi nhớ nhà.

Anh Lê Văn Thái (hiện đang làm việc và sinh sống ở Đức) cho biết: “Dịp Tết Nguyên đán là cơ hội để những người Việt Nam xa quê như gia đình chúng tôi nhớ về quê hương, bản quán. Đến nay, đã 3 cái Tết tôi xa nhà. Với tôi, Tết như nằm trong tâm trí về những ngày gia đình hội ngộ; là những bữa cơm đoàn viên, quây quần cùng cha mẹ, anh chị em và các cháu; là mâm cơm cúng tổ tiên; là những cành hoa đào đỏ rợp con đường ra viếng mộ ông bà”.

Người Việt Nam vốn rất coi trọng Tết, nhất là những người đã rời xa quê hương. Với họ, nhớ về quê là nhớ những cái Tết đã đi qua cuộc đời. Trong tuổi thơ của mỗi người kỉ niệm về Tết bao giờ cũng rất đẹp, rất nhớ. Với những người xa quê, đến nay, ngày Tết dù đủ đầy về vật chất nhưng trái tim thì trống vắng biết bao. Những con đất Việt, dù sống ở nơi đâu thì trong trái tim họ, nỗi nhớ quê hương vẫn vẹn nguyên. Nhất là những ngày Tết đến, Xuân về.

Với những người xa quê, Tết Nguyên đán là vẹn nguyên mảng ký ức ấm áp của ngày thơ bên nồi bánh đêm trước giao thừa, là khoảng nhớ rưng rức những thương yêu với gia đình, với quê. Xuân không tàn theo cánh hoa, đâu đó ngay giữa phố xá chật chội hay về với quê nhà nơi góc núi, Tết nguồn cội vẫn đong đầy…

-> Tết nội hay Tết ngoại: Làm sao để vẹn cả đôi đường?

Thảo Nhi  
Giáo dục con truyền thống gia đình qua dịp lễ Noel
Con nhà lính
Đặt chổi 6 vị trí này trong nhà tài lộc sớm bị quét sạch
Nhà chật đến mấy vẫn phải tránh đặt bếp 4 hướng này để không lục đục, ốm đau
Nhận cay đắng sau 4 năm bán nhà ở quê lên phố sống cùng con gái
5 lỗi phong thủy nhà ở khiến tiền tài tiêu tan, tình duyên lận đận
Tiền tài không vào cửa bẩn, tuyệt đối phải dọn sạch 5 vị trí này trong nhà
Thăm người nhà, bạn bè nằm viện chú ý '3 không, 2 có' để ai cũng vui
4 điều về già tuyệt đối không nói với con nhất là chuyện tài sản
Vì sao ngày càng nhiều gia đình từ bỏ sàn gỗ?
Trẻ thích làm việc nhà ít thất nghiệp, hạnh phúc hơn trong tương lai
Có nên thiết kế phòng tắm trong phòng ngủ?
Có nên tiết lộ cho con cái biết về tiền lương hưu, sổ tiết kiệm?
5 loại hoa tặng phụ nữ ý nghĩa nhất cho ngày 20/10
Lễ hội Sen Đôn - Ta: Dịp bày tỏ hiếu hạnh của người Khmer
Trồng cây phong thủy trong nhà có tốt không?
Một lần lâm bệnh nhận ra 2 kiểu con cái tàn nhẫn với cha mẹ
Vợ chồng già đối đãi nhau tử tế đến đâu cũng tránh 5 điều cấm kỵ
Cần bao nhiêu tiền để nghỉ hưu an nhàn, không phiền con cháu?
Doanh nhân Nguyễn Bích Hằng: Phụ nữ hiện đại luôn tìm hạnh phúc trong công việc và con cái
Xem thêm