Thứ bảy, 18/05/2024 14:28
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 18/07/2018 08:56

Làm gì khi lương bị giảm vì thuyên chuyển sang bộ phận khác?

Tôi phải làm gì khi bị giảm vì thuyên chuyển sang bộ phận khác? Công ty vẫn giữ nguyên việc thuyên chuyển này, nếu tôi không đồng ý thì có phải xin nghỉ việc hay không?

Lương bị giảm do thuyên chuyển công việc

Tôi ký HĐLĐ 2 năm làm nhân viên kinh doanh. Do tình hình sản xuất kinh doanh của công ty bị đình trệ nên công ty đã thuyên chuyển công tác của tôi từ phòng kinh doanh sang phòng hành chính. Tôi đã làm công việc hành chính được gần 02 tháng nhưng lương ở bộ phận này chỉ bằng một nửa công việc trước đó, việc làm thì không đúng chuyên môn của tôi. T

ôi cũng nghe được một số thông tin là công ty sẽ tiếp tục giữ nguyên việc thuyên chuyển này. Nếu tôi không đồng ý thì có phải xin nghỉ việc hay không?

Minh Hà - Hà Nội

1

Xử lý sao khi lương bị giảm do thuyên chuyển sang công việc khác (Ảnh minh họa)

-> Chia tài sản cho con riêng có cần sự đồng ý của vợ hay không?

LS Phạm Công Anh tư vấn về vấn để bị chuyển công việc khiến lương bị giảm sút

Hiện nay vấn đề chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động được quy định tại Điều 31 Bộ luật lao động và Điều 8 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động. Cụ thể như sau:

1. Điều kiện chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động:

Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.

2. Thông báo với người lao động khi điều chuyển công việc:

Người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.

3. Các chế độ đối với người lao động khi bị điều chuyển công việc:

+ Tiền lương: người lao động được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

+ Thời hạn chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động đủ 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, nếu tiếp tục phải tạm thời chuyển người lao động đó làm công việc khác so với hợp đồng lao động thì phải được sự đồng ý của người lao động bằng văn bản.

+ Người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc. Theo đó, người lao động sẽ được trả đủ tiền lương ghi trong hợp đồng lao động khi người lao động phải ngừng việc và được tính tương ứng với các hình thức trả lương theo thời gian quy định tại Khoản 1 Điều 22 Nghị định 05/2015/NĐ-CP.

Về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động thì phải căn cứ vào quy định tại Điều 37 BLLĐ. Cụ thể: trường hợp của bạn là làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn, bạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

“1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục”.

Bạn có thể đối chiếu với các quy định trên để xác định mình có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hay không. Bạn cũng cần lưu ý với trường hợp của bạn, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, bạn phải đảm bảo thời gian báo trước cho người sử dụng lao động ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này; ít nhất 30 ngày đối với các trường hợp còn lại.

-> Dấu hiệu cho thấy đã đến lúc bạn nên chuyển việc?

Video: Suýt tai nạn vì ông cụ tạt ngang đầu xe ô tô

An Bình  
Mồ côi bố mẹ, nam thanh niên 'khuyết tật' đang từng ngày vật lộn với bệnh tim
Ông nội nhọc nhằn níu giữ sự sống cho cháu trai mắc bệnh tan máu bẩm sinh
Nhặt ve chai nuôi vợ con tâm thần, lo cháu ngoại ăn học
Mẹ con tật nguyền mưu sinh trong ngôi nhà chưa đầy 10m2
Mỗi tuần một địa chỉ nhân đạo giúp 10 gia đình nghèo ổn định cuộc sống
Vợ bệnh tật hơn 6 năm chăm chồng bị liệt
Bé trai 6 tuổi mắc xơ gan hiếm gặp, mất 200 triệu đồng vẫn đau đớn từng ngày
Éo le phận đời 4 chị em mất mẹ giữa những ngày mưa lũ
Xem thêm