Chủ nhật, 19/05/2024 15:46
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 04/03/2022 14:10

Hậu Covid-19 sức khỏe giảm sút hơn khi mắc bệnh: Nguyên nhân vì sao, khắc phục thế nào?

Nhiều F0 khi bệnh thì nhẹ nhàng, không triệu chứng nhưng lúc âm tính lại cảm thấy sức khỏe có dấu hiệu giảm sút rõ rệt. Vì sao vậy?

Hầu hết người mắc Covid-19 hiện tại thường bệnh nhẹ, không triệu chứng và thấy sức khỏe bình thường. Tuy nhiên, không ít trường hợp sau khi âm tính vài tuần, người bệnh bắt đầu cảm thấy sức khỏe giảm sút, thường xuyên bị khó thở, tức ngực,...

Chia sẻ với Gia đình Việt Nam, chị T.N (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho hay, khi mắc Covid-19, chị không triệu chứng, sức khỏe vẫn bình thường tuy nhiên khỏi bệnh vài tuần cơ thể chị giảm sút, đau đầu, khó ngủ, người mệt mỏi.

“Tôi thường xuyên bị khó thở, hụt hơi, leo cầu thang hay đi bộ một đoạn đã rất mệt. Thỉnh thoảng, còn có cảm giác bồn chồn, lo lắng, đánh trống ngực, trào ngược dạ dày, rất dễ khóc. Đôi lúc, tôi cảm giác trí nhớ bị giảm đi rất nhiều khi quên thứ này rồi nhầm thứ khác. Tôi đo SpO2 thì không tụt, huyết áp bình thường, song cơ thể không khỏe như trước, chân tay yếu, người yếu”, chị N. nói.

Empty

Gia tăng các trường hợp thăm khám hậu Covid-19 (Ảnh minh họa)

Cùng cảnh ngộ, anh V.M (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, bản thân anh khi mắc Covid-19 chỉ có triệu chứng ho nhẹ và nhanh chóng âm tính sau 5 ngày nhiễm virus SAR-CoV-2. Tuy nhiên, sau đó anh cảm thấy sức khỏe yếu hơn trước và gặp nhiều tình trạng bệnh hơn khi là F0.

“Sau khi khỏi Covid-19 được 1-2 tuần, tôi bị ho nhiều hơn, cảm giác như có cái gì đó mắc ở cổ họng mình mà không thoát ra được. Hơn nữa, trước đây mỗi ngày tôi thường chơi thể thao từ 30 phút đến một tiếng nhưng giờ vận động được khoảng 15 phút tôi đã thấy mệt mỏi và khó thở. Tôi rất lo lắng mình gặp phải các di chứng hậu Covid”, anh M. lo lắng kể lại.

Nguyên nhân khiến cơ thể sau khỏi Covid-19 yếu hơn khi mắc bệnh

Trao đổi về việc nhiều F0 đã âm tính nhưng lại thấy cơ thể yếu hơn khi mắc bệnh, bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng - Trung tâm oxy cao áp Việt - Nga, Bộ Quốc phòng cho biết các biểu hiện bất thường mà người bệnh gặp phải như ở trên có thể là hậu quả viêm toàn thân do Covid-19 phát tác sau khi âm tính kết hợp với tình trạng rối loạn thần kinh thực vật hậu Covid-19.

BS Hoàng cho biết các triệu chứng này có thể kéo dài vài tuần, thậm chí cả tháng. Ban đầu, tình trạng viêm chưa lan tỏa toàn thân mà còn khu trú ở một số cơ quan trên cơ thể. Sau đó, tình trạng viêm dù nhẹ nhưng lan tỏa toàn thân kết hợp với tình trạng rối loạn đông máu ở các mạch máu nhỏ và gây ra các triệu chứng ở trên.

Nói cách khác, tình trạng viêm trong cơ thể người bệnh có thể đã diễn ra từ khi nhiễm virus nhưng không biểu hiện. Sau khi âm tính, tình trạng viêm này mới phát tác.

Ngoài ra, trong giai đoạn cấp, khi cơ thể bị virus tấn công, hệ miễn dịch sẽ gồng lên để chiến đấu chống lại mầm bệnh, hậu quả sau đó là cơ thể bị kiệt quệ năng lượng.

Empty

Cơ thể F0 âm tính yếu hơn khi mắc bệnh là hậu quả viêm toàn thân do Covid-19 phát tác (Ảnh minh họa)

Về phản ứng viêm toàn thân lan tỏa, BS Hoàng cho biết nó có thể làm khả năng trao đổi chất của cơ thể suy giảm. Tình trạng rối loạn đông máu ở các mạch máu lớn, tình trạng tăng đông cũng có thể gây ra các mối nguy hiểm như đột quỵ, thuyên tắc mạch phổi, nhồi máu cơ tim, tắc mạch chi... Bên cạnh đó, tình trạng tăng đông trên các mạch máu nhỏ cũng khiến việc cung cấp oxy máu, oxy cho các cơ quan, tổ chức bên trong cơ thể bị giảm đi.

“Như vậy, có hai vấn đề là viêm toàn thân và rối loạn đông máu có thể làm ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh, gây ra tình trạng rối loạn hệ thần kinh thực vật và thiếu mão não. Khi đó, khả năng điều chỉnh đường máu, điện giải (như kali, natri, clo, canxi...) của cơ thể bị giảm đi và dẫn tới khả năng co bóp của cơ, khả năng dẫn truyền thần kinh suy giảm.

Đây chính là nguyên nhân khiến F0 sau khi âm tính cảm thấy tay chân yếu, sức lực giảm, không còn khỏe như trước”, bác sĩ Hoàng cho hay.

Cách phắc phục tình trạng mệt mỏi, đuối sức hậu Covid-19

BS Hoàng khuyên người bệnh nếu gặp tình trạng trên nên đến bệnh viện khám để được tư vấn và có những giải pháp cụ thể.

Ngoài ra, bác sĩ cho biết trong điều trị, những người xuất hiện triệu chứng hậu Covid-19 nói chung nên điều chỉnh chế độ ăn uống, cố gắng vận động nhẹ nhàng, kiên trì và phù hợp với sức khỏe.

Trường hợp viêm lan tỏa được khuyến cáo sử dụng các loại thuốc hỗ trợ như vitamin, khoáng chất, các sản phẩm giúp giảm căng thẳng như thực phẩm chức năng có tác dụng an thần, tăng cường tuần hoàn não... có nguồn gốc từ thảo dược.

Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể áp dụng thêm các biện pháp tâm lý. Nếu được điều trị tốt, các biểu hiện của rối loạn hệ thần kinh thực vật ở người bệnh có thể ổn định sau khoảng 3 - 4 tuần.

-->> Người mắc Covid-19 có thể tổn thương thần kinh lâu dài

Thúy Ngà  
Loại rau giúp giảm lượng đường trong máu tốt nhất
Nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?
Vì sao ăn nhiều trước khi ngủ lại thấy đói hơn vào sáng sớm?
Quy tắc 20-20-20: Bí quyết giúp bảo vệ đôi mắt giữa thời 4.0
Giải pháp giúp giảm bớt hội chứng thị giác màn hình
Người nhóm máu O hay bị muỗi đốt có đúng không?
5 lý do phụ nữ nên kết hợp hạnh nhân vào chế độ ăn hằng ngày
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn hai quả trứng mỗi ngày?
Vì sao không va chạm vẫn có vết bầm tím trên người?
Leo cầu thang làm giảm 39% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch
5 thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
5 thực phẩm bổ não, tiếp sức sĩ tử trong mùa thi
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu 3 cách giải quyết nỗi lo
Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị
Cơ thể cần bao nhiêu calo mỗi ngày?
Uống nước mía có tăng cân không?
5 loại rau củ giúp giải nhiệt tự nhiên, thanh lọc cơ thể vào mùa hè
6 thói quen hàng ngày khiến chứng lo âu tồi tệ hơn
Điều gì xảy ra với cơ thể khi tiêu thụ quá nhiều muối?
Cẩn trọng đột quỵ - căn bệnh nguy hiểm ai cũng dễ mắc
Xem thêm