Thứ tư, 26/06/2024 05:44
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 19/01/2023 07:00

Hai ngả quê hương

“Năm sau, vợ chồng mình sẽ về quê ngoại ăn tết. Anh nhớ nhé!” - Vợ vừa thu xếp đồ đạc của chồng con vào va li vừa  xị mặt. Ngày 28 Tết nào, xếp đồ chuẩn bị về quê chồng, trong lòng vợ cũng chực khóc. Vợ cũng nhớ nhà, nhớ bố mẹ đẻ, muốn đón giao thừa trong căn nhà gỗ giản dị, nơi vợ đã lớn lên qua 24 mùa tết trước khi xuất giá theo chồng.

Quê chồng ở một làng cổ miền đồng bằng. Quê vợ ở thị trấn miền núi. Hai vợ chồng lập nghiệp trên thành phố, thế nên mỗi dịp tết về, đau đầu nhất là căn khoảng thời gian ngày nghỉ ít ỏi để chạy “ăn tết” từ đồng bằng lên miền núi sao cho kịp.

Empty

Ảnh minh họa

Năm đầu tiên làm dâu, vợ theo chồng về Thái Bình. Đêm 30, trong tiếng pháo hoa, trong mùi nhang trầm cúng tổ tiên, vợ nằm khóc. Giờ này năm ngoái, vợ đang ngồi bên bố mẹ và các em. Vẫn biết thuyền theo lái, gái theo chồng nhưng vợ vẫn thấy tủi thân. Để an ủi mình, vợ bảo chồng: “Sang năm, vợ chồng mình sẽ về nhà ngoại ăn tết. Một năm ở nhà anh, một năm ở nhà em mới công bằng, đúng không anh?”.

Chồng gật đầu: “Ừ, tùy vợ”.

Tết ở quê chồng không giống như trên quê vợ. Quê chồng là làng cổ, những mái nhà ngói ngả màu san sát ôm nhau. Những khoảng sân nhỏ với bức tường rào thấp để người ta ới nhau câu chuyện thường ngày.

Lần đầu về quê ăn tết, vợ nói nhỏ: “Quê chồng lạc hậu!". Ngày tết, người ta không biếu nhau bằng rượu hay quà cáp, mà bằng những mâm xôi hoa cau, bằng con gà luộc ngổng cổ lên trời, bằng những chiếc bánh chưng mới luộc xong chiều 30 tết. Những tấm bánh tự làm từ hạt gạo nếp mẩy căng của vùng đất lúa, bằng hạt đỗ tự trồng trong vườn. Ở quê vợ, mấy năm nay, người dân thường đi đặt bánh chưng chứ không tự làm nữa bởi tâm lí “ăn được bao nhiêu mà gói với ghém cho lích kích”.

Thứ vợ lạ nhất là món cá nướng ngày tết. Những con cá tươi được tẩm ướp, xắt khoanh rồi xếp vào phên tre tươi. Bố chồng có khi ngồi cả chiều bên bếp trấu vừa quạt vừa nướng hì hụi, kiên trì lật lật trở trở từng phên, cho đến khi cá khô cứng ngả màu nâu cánh gián. Cái bếp trấu tỏa khói hiu hiu giản dị mà ấm áp, không chỉ ấm trong nhà mà làm ấm lòng cả lữ khách qua đường vô tình vương vào làn khói mỏng manh ấy. Nhìn món cá nướng là lạ, vợ không dám ăn.

Nhưng bố chồng bảo “Tục lệ ở quê mình, miếng cá nướng ngày tết sẽ mang lại may mắn cả năm”. Không biết có phải nhờ may mắn của cá nướng hay không mà năm tiếp theo, vợ chồng mình được đón một cậu con trai xinh xắn.

Đã hai năm từ ngày bố chồng mất, trong nhà không còn ai nướng cá.

Empty

Ảnh minh họa

Xuân về. Tết lại đến. Chồng bảo: “Năm nay, nếu vợ muốn về quê ngoại thì cứ đi. Chồng về quê nội ăn tết một mình cũng được”. Giọng chồng rất nhẹ nhàng, chẳng có gì là hờn dỗi hay trách móc. Có lẽ, chồng vẫn nhớ 3 cái tết của vợ ở nhà chồng, với những lần vợ gạt nước mắt: “Sang năm, đến lượt ăn tết ở nhà ngoại”. Không phải đón tết ở nhà chồng không vui, chỉ vì vợ rất nhớ nhà, nhớ những người thân ruột thịt đang quây quần bên nhau. Và rất có thể, họ đang nhắc đến tên vợ trong bữa cơm sum họp.

Nhưng ở quê, còn mỗi bà nội của cu Tý đã ngoài bảy mươi tuổi. Bà cũng đang đợi con cháu về. Thoáng háo hức, rồi vợ chùng lòng xuống. Lại nhớ giờ này, mẹ cũng đang ngóng điện thoại con báo có về ăn tết hay không. Hai ngả đường nhưng vợ chẳng phân thân được. Người ta bảo, tết là sum họp, nhưng khi sự sum họp lại vắng đi 1 người nào đó càng khiến lòng người buồn nhiều hơn.

“Thôi, mình cứ về nhà nội ăn tết. Mùng 3 cả nhà về ông bà ngoại sau vậy”. Biết là đã nói vậy, nhưng chiều ba mươi, vợ lại đứng đầu ngõ nhà chồng nhìn ngược hướng chim bay tự hỏi: “Giờ này, ở nhà bố mẹ đã chuẩn bị tết xong chưa?”.

Trong tay vợ là chiếc phên còn nồng mùi tre tươi. Có thể, vợ nướng cá không khéo, nhưng ít nhất vẫn giữ được mùi cá nướng, mùi bếp trấu ấm áp. Vợ hiểu rằng đất lề quê thói, xuất giá tòng phu. Dẫu có hiện đại bao nhiêu, dẫu nam nữ có bình quyền bao nhiêu thì những điều đó vẫn chẳng thể nào thay đổi. Bởi đó là văn hóa, là nét đẹp đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi con người. Và ngày mai, vợ lại đội những mâm xôi đi tết họ khắp làng…

-> Mẹ chồng khó chịu khi biết tôi sắp về ngoại ăn Tết

Trang Trang  
7 thói quen ăn uống của người Nhật
Nữ giám đốc là “siêu nhân nóng bỏng”
Cuốn sổ ghi nợ của mẹ kế
Phòng ngủ phạm 8 điều kiêng kỵ này vợ chồng dễ bất hòa
4 món ăn chay trong ngày Tết Đoan Ngọ
Vợ đảm giữ gìn hạnh phúc nhờ những bữa ăn ngon
5 lời khuyên của chuyên gia kinh tế: Chọn vợ chồng khôn ngoan, 30 tuổi mới sinh con
Vì sao nhà giàu thích chơi tranh?
Thiết kế cửa sổ đại kỵ tránh 10 điều làm tiêu tán tài lộc
Tuổi già keo kiệt chi 5 thứ này phúc khí dễ bay mất
Quanh nhà xuất hiện 3 điều báo hiệu may mắn sắp đến
Vì sao ngày càng nhiều bà nội không muốn chăm cháu?
Hối hận sau 5 năm bán nhà ở quê chuyển về sống gần con trai
Vì sao nói 'phần mộ sụp con cháu ít, trên mộ không có cỏ tài sản cạn kiệt'?
3 tài sản cha mẹ dễ gây bất hòa con cái
Làm gì để sống một mình không cô độc?
Chăm cháu khi về già có 4 điều cấm kỵ không nên nói
Cùng làm một việc, ở một nơi nhưng kẻ giàu, người nghèo
Không có gỗ không đỡ được nhà, không xóm giềng không thể sống tốt
Lời 'dặn dò' con gái trong đám cưới gây sốt MXH, chuyên gia khuyên 'không nên': Vì sao?
Xem thêm