Chủ nhật, 22/12/2024 00:13     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 29/07/2024 16:01

Hà Nội: Chợ truyền thống vắng khách, nhiều kí ốt phải trả mặt bằng... !

Vắng khách, hàng ế ẩm, nhiều kí ốt buộc phải đóng cửa vì tiểu thương không đủ tiền để trả mặt bằng. Đó là tình cảnh của nhiều chợ truyền thống hiện nay tại Hà Nội.


Chợ Đồng Xuân (Hoàn Kiếm, Hà Nội) được biết đến là một trong những khu chợ lớn nhất ở miền Bắc, có tuổi đời lên đến hàng trăm năm đã trở thành nét văn hóa đậm chất Hà Nội. Đây không chỉ là một trong những ngôi chợ diễn ra hoạt động giao thương buôn bán sầm uất, chủ yếu phục vụ cho việc đổ mối, bán buôn. Vì vậy, chợ Đồng Xuân trở thành địa điểm ngôi chợ đáng đến trong chuyến tham quan du lịch.

Quang cảnh đìu hiu của chợ Đồng Xuân (thời điểm ghi nhận 15h30)

Mặc dù là một ngôi chợ sầm uất từ trước tới nay, thế nhưng năm nay tình hình buôn bán ở đây trở nên đìu hiu, khách vào chợ không còn đông đúc như trước kia, đã khiến nhiều tiểu thương phải cắt giảm nhân viên, hạn chế nhập hàng số lượng lớn, đáng nói hơn có một số gian hàng tiểu thương buộc phải đóng cửa trả mặt bằng.

Tại tầng 2 gian hàng vải chợ Đồng Xuân, khách mua hàng ít, người bán hàng nằm lay lắt trên gian hàng

Đây là tình trạng chung của không ít người bán ở phần lớn các chợ truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nhiều tiểu thương không còn hào hứng chào hàng như trước, thay vào đó là người ngồi bấm điện thoại, nói chuyện, thậm chí nằm lay lắt ở trên các gian hàng...

Là người có hơn 30 năm buôn bán giày dép tại chợ Đồng Xuân, bà Phương Nga nói ‘chưa bao giờ thấy khó khăn như 2 năm nay’.

Lúc trước dịch, khách cứ tầm này là đông lắm, người mua chen chúc nhau ở các kí ốt, nhưng từ sau dịch lượng khách vắng hẳn, nhìn khung cảnh chợ toàn người bán, khách mua không thấy đâu.

"Hàng hóa bán ra sụt giảm đến khoảng 80%, việc bán hàng kém bắt đầu từ thời điểm dịch Covid. Trước đây, tôi thuê khoảng 3 - 4 người để hỗ trợ nhưng bây giờ chả giám thuê ai vì bán không đủ trả lương cho người ta, thê nên người nhà mình tự làm.

Mình đây có quầy quán và đã ở đây lâu thì phải ngồi để cầm cự thôi, còn những người khác đi thuê kí ốt, hay những người mới vào thì cầm cự được vài tháng lại phải trả hết bởi bán hàng không đủ để mà thuê mặt bằng”, bà Phương Nga chia sẻ.

Có một số quầy đã đóng không có bóng dáng của chủ kí ốt.

Theo chia sẻ các tiểu thương ở đây, các kí ốt trước đây chỉ cần hở ra là sẽ có người đến làm thủ tục lấy luôn, nhưng giờ thì không ai giám thuê. Chính vì thế, tiền thuế quầy tiểu thương hiện nay họ cũng chỉ thu có vài tháng đến 1 năm/ 1 lần ( không như trước đây là 5 năm/ lần).

Trước kia, khách cứ tầm này là đông lắm, người mua chen chúc nhau ở các kí ốt, nhưng từ sau dịch lượng khách vắng hẳn, nhìn khung cảnh chợ toàn người bán, khách mua không thấy đâu.

“Hàng hóa ở đây chủ yếu bán buôn, không bao giờ bán lẻ, nhưng bây giờ ế quá bắt buộc một số quầy cũng phải đưa ra bán lẻ để có chút tiền, lãi đồng nào hay đồng ấy.” Cô Phương Nga buồn bã nói.

Lượng khách mua ít khi đó người bán sẽ phải đóng cửa sớm để về lo việc khác

Cùng chung nỗi niềm, kí ốt chị Phan Hồng (chợ Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) phải đóng cửa sớm để về khi chưa đến 16h00.

“Kí ốt hôm nào cũng đóng sớm, bởi không có khách mua, chợ giờ bán hàng khó khăn, khách ít, đâm ra tâm lý người bán không còn tâm huyết như trước, nhiều kí ốt cửa đóng then cài, họ không muốn mở.” Chị Phan Hồng nói.

Người bán đông hơn khách hàng tại chợ Mơ, phường Bạch Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Cùng cảnh ngộ, nhiều tiểu thương tại chợ Mơ cũng rơi vào tình cảnh buôn bán ế ẩm.

"Tôi có thuê ở đây cũng đã nhiều năm, chi phí khoảng 2,5 triệu/1 tháng, đóng tiền theo quý, mấy năm trước bán còn được, đợt này không hiểu sao mà chợ ế thế. Kể cả, đợt dịch vừa qua cũng nhúc nhắc bán được, khoảng 2 tháng nay khách vắng hẳn. Tầm này thấy oải lắm rồi, giờ bán hàng còn chả đủ trả tiền thuế, tiền đất, khách ra vào ít. Vì thế nhiều ốt đã đóng cửa, bỏ luôn bởi mở ra mà không đủ tiền trang trải”, Bà Phạm Kim Vân là người bán hàng tại chợ Mơ (phường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) bày tỏ.

Lê Quân  
Người tham quan được bắn súng thật tại triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Kết quả xổ số Vietlott Power ngày 21/12/2024
Sống đẹp mùa 4: Trao hơn 30 giải thưởng, tổng giá trị gần 400 triệu đồng
VinIF tài trợ 900 tỷ đồng phát triển khoa học công nghệ
Những ưu thế nổi bật của bệnh viện đa khoa chuyên sâu vừa khai trương tại Quận 8 TP.HCM
Acecook Việt Nam trao 400 suất học bổng trị giá hơn 3,3 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên
Đường chạy Viettel Marathon 2024 chặng Angkor Wat được Hiệp hội Điền kinh châu Á cấp phép
Kết quả xổ số Vietlott Power ngày 20/12/2024
Thủ tướng Chính phủ chọn Viettel là gian hàng đầu tiên ghé thăm tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024
HLV Yoga Đặng Kim Ba: “Ông hoàng” Yoga online
21 hộ gia đình sống thấp thỏm trong khu tập thể công nhân ngành mỏ
Thế hệ trẻ “gây sốt” với những sáng kiến Xanh đột phá
Hỗ trợ nạn nhân, kịp thời điều tra, xử lý vụ cháy quán cà phê tại Hà Nội
Khám phá Vinschool Grand World – ngôi trường ươm mầm tài năng đảo ngọc
Kết quả xổ số Vietlott Power ngày 19/12/2024
Công an TP. Hà Nội thông tin chính thức về vụ cháy quán cà phê tại đường Phạm Văn Đồng
Vá môi cho cụ ông 72 tuổi bị chó cắn
Ứng dụng công nghệ trong triển lãm tương tác 'Những trận đánh nổi tiếng, những vị tướng tài danh'
Kết quả xổ số Vietlott Power ngày 18/12/2024
Người Hà Nội sắm hoa chơi tết sớm
Xem thêm