Chủ nhật, 19/05/2024 02:09
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 11/04/2020 09:22

Giáo viên trường tư nghỉ dịch được hỗ trợ như thế nào?

Giáo viên trường ngoài công lập phải nghỉ việc không lương từ sau Tết do dịch bệnh Covid - 19 được hỗ trợ như thế nào?

Bà Ngô Thị Oanh (Quốc Oai, Hà Nội) cho biết, bà là giáo viên tại một trường ngoài công lập phải nghỉ việc không lương từ sau Tết nguyên đán. Bà Oanh hỏi, với trường hợp của bà khi nghỉ dịch sẽ được hỗ trợ như thế nào?

Nội dung câu hỏi của bà Oanh, luật sư xin được giải đáp như sau:

Theo điều 98, Bộ luật Lao động 2012, trong trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:

1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động được trả đủ tiền lương.

2. Nếu do lỗi của người lao động, người đó không được trả lương.

giao vien truong tu

Giáo viên trường tư phải nghỉ việc do dịch bệnh thì đơn vị sử dụng lao động vẫn phải trả tiền lương do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng (Ảnh minh họa)

3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Với quy định tại khoản 3 nói trên, nếu doanh nghiệp cho người lao động nghỉ việc do dịch bệnh thì vẫn phải trả tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Tuy nhiên, nếu dịch bệch diễn biến nguy hiểm, kéo dài mà áp dụng quy định nói trên một cách cứng nhắc, doanh nghiệp sẽ vô cùng khó khăn, thậm chí phải đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động (thuộc trường hợp bất khả quy định tại điểm c, khoản 1, điều 38 Bộ luật Lao động).

Ngày 31/3, trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, để bảo đảm an sinh xã hội cho người bị ảnh hưởng bởi Covid-19, Chính phủ thông báo sẽ hỗ trợ 1,8 triệu đồng mỗi tháng với lao động có hợp đồng nhưng phải nghỉ, làm việc bán thời gian, nghỉ không lương, giảm thu nhập.

Thủ tướng yêu cầu doanh nghiệp chi trả thêm tối thiểu 50% lương tối thiểu hằng tháng (tương đương 1,8 triệu đồng) cho người lao động. Doanh nghiệp không đủ nguồn để chi trả thì vay Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam với lãi suất ưu đãi. Ngân hàng Nhà nước được yêu cầu bổ sung nguồn cho Ngân hàng Chính sách xã hội.

Để cùng chia sẻ, vượt qua khó khăn trước tình hình chung do dịch bệnh, phía sử dụng lao động có thể thỏa thuận cho người lao động nghỉ không hưởng lương theo quy định tại tại khoản 3 điều 116 Bộ luật Lao động. Tuy nhiên, pháp luật khuyến khích trong thời gian người lao động nghỉ không hưởng lương, doanh nghiệp vẫn có thể trợ cấp cho người lao động một khoản nhất định, tùy theo khả năng.

Trường hợp trong thời gian nghỉ việc mà tìm được việc mới, người lao động vẫn phải báo trước cho doanh nghiệp đủ thời hạn theo luật định (khoản 2, 3 điều 37) bởi hợp đồng lao động giữa hai bên đang tồn tại. Nếu người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không báo trước hoặc vi phạm thời hạn báo trước thì vẫn bị coi là vi phạm hợp đồng lao động và phải chịu các chế tài.

PV  
Mồ côi bố mẹ, nam thanh niên 'khuyết tật' đang từng ngày vật lộn với bệnh tim
Ông nội nhọc nhằn níu giữ sự sống cho cháu trai mắc bệnh tan máu bẩm sinh
Nhặt ve chai nuôi vợ con tâm thần, lo cháu ngoại ăn học
Mẹ con tật nguyền mưu sinh trong ngôi nhà chưa đầy 10m2
Mỗi tuần một địa chỉ nhân đạo giúp 10 gia đình nghèo ổn định cuộc sống
Vợ bệnh tật hơn 6 năm chăm chồng bị liệt
Bé trai 6 tuổi mắc xơ gan hiếm gặp, mất 200 triệu đồng vẫn đau đớn từng ngày
Éo le phận đời 4 chị em mất mẹ giữa những ngày mưa lũ
Xem thêm