Thứ ba, 14/05/2024 19:14
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 27/06/2017 07:37

Gian nan xử lý nợ xấu ngân hàng

Thời gian qua, thách thức trong hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) là phải đối mặt vớivấn đề xử lý nợ xấu, bởi nó làm tắc nghẽn dòng tín dụng trong nền kinh tế. Làm sao để xử lý được tài sản bảo đảm để thu hồi nợ vay?

Nhiều khách hàng cố tình chây ỳ, lách luật
Ngày 21/6 vừa qua, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) với 86,35% đại biểu có mặt tán thành. Nghị quyết này được thực hiện trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày 15/8/2017. Từ đây, những nút thắt về xử lý nợ xấu chính thức được tháo gỡ.

Cho đến nay, việc xử lý nợ xấu tại các NHTM vẫn đang gặp phải những rào cản pháp lý như việc thu giữ tài sản bảo đảm, phát mại tài sản bảo đảm (TSBĐ); thủ tục khởi kiện, thi hành án dân sự, xử lý các khoản nợ đã bán sang VAMC… Những trở ngại pháp lý này đang khiến cho quá trình xử lý nợ xấu diễn ra chậm chạp, không hiệu quả, thậm chí làm lãng phí nguồn lực, ảnh hưởng rất lớn đến nền tảng tài chính, khả năng mở rộng tín dụng, lợi nhuận, …

Theo phản ánh của các ngân hàng, thủ tục để đem TSBĐ ra bán đấu giá mà không có thiện chí hợp tác của khách hàng và hoặc chủ tài sản phải trải qua rất nhiều giai đoạn, thời gian kéo dài so với quy định liên quan đến thủ tục khởi kiện, xác minh địa chỉ bị đơn những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan; thủ tục thi hành án như cưỡng chế kê biên tài sản; xác định ranh giới, đo vẽ lại tài sản và thẩm định giá tài sản...

gian-nan-xu-ly-no-xau-ngan-hang-giadinhonline.vn 1

Tổng giám đốc một ngân hàng lớn “ví von” nợ xấu như “cục máu đông”, khi chưa được đánh tan sẽ khiến nhiều hệ lụy, gây tắc nghẽn cho nền kinh tế. Nợ xấu tạo ra một nguồn vốn không sinh lời, từ đó khiến sự tiếp cận vốn của doanh nghiệp khó khăn, vì một dòng vốn bị ứ đọng không được đưa vào lưu thông.

Nợ xấu tăng, ngân hàng phải tăng cường trích lập dự phòng rủi ro, nguồn trích lập dự phòng chính là một trong những chi phí lớn nhất ảnh hưởng đến lợi nhuận của các TCTD và khiến cho lãi suất tiền vay của ngân hàng dành cho doanh nghiệp không giảm được. Ngoài ra, nợ xấu cao, các ngân hàng cũng không có lợi nhuận để nộp vào ngân sách.

Theo nhiều chuyên gia tài chính – ngân hàng, những khó khăn pháp lý mà các TCTD gặp phải khi xử lý nợ xấu, có thể nêu lên ra.

Thứ nhất, các quy định về việc thu giữ và xử lý TSBĐ còn chồng chéo, bất cập dẫn đến việc xử lý TSBĐ bị kéo dài. Các TCTD không thể chủ động thu giữ nếu chủ tài sản không đồng thuận, cố tình chống đối, chây ỳ, thậm chí tạo ra các tranh chấp khác liên quan đến TSBĐ để khởi kiện ra tòa nhằm kéo dài thời gian xử lý.

Theo đó, việc xử lý TSBĐ sẽ bị kéo dài thời gian xử lý, gây ảnh hưởng lớn đến việc xử lý nợ xấu. Minh chứng cho trường hợp này là vụ việc của công ty Tân Phú (tỉnh Cà Mau). Theo hồ sơ vụ việc, công ty Tân Phú là doanh nghiệp đoàn thể được thành lập theo Quyết định số 83 –QĐUB ngày 13/05/1993 của UBND tỉnh Minh Hải (nay là tỉnh Cà Mau), có ngành nghề kinh doanh chủ yếu là chế biến thủy sản để tiêu thụ nội địa và phục vụ xuất khẩu.

Công ty bắt đầu quan hệ tín dụng với các ngân hàng từ năm 1995. Năm 1997, Công ty gặp khó khăn trong kinh doanh và không có đủ nguồn thu để trả nợ cho ngân hàng. Khoản nợ của Công ty đã được NHNN chấp thuận khoanh nợ trong thời gian 3 năm (từ 31/07/1998 đến 31/07/2001) theo Công văn số 129/TB-NHNN.

Tuy nhiên, sau thời gian được khoanh nợ, Công ty vẫn hoạt động kinh doanh không hiệu quả, quản lý yếu kém. Công ty ngưng hoạt động từ năm 2001 và đã chuyển nhượng (bán) toàn bộ nhà máy cho Công ty Camimex từ năm 2003. Ban Giám đốc và Kế toán trưởng Công ty đã bị khởi tố hình sự về tội cố ý làm trái qui định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Ngày 06/09/2013, UBND Tỉnh Cà Mau có Quyết định số 1292/QĐ-UBND về việc thành lập Hội đồng giải thể công ty Tân Phú. Ngày 16/09/2013, UBND Tỉnh Cà Mau có Quyết định số 1352/QĐ-UBND về việc giải thể Công ty Tân Phú. Hiện nay, Hội đồng giải thể đang tiến hành các thủ tục cần thiết để hoàn tất việc giải thể công ty.

Một số tài sản của công ty đã được bán với giá trị nhiều tỷ đồng và số tiền này hiện đang nằm trong tài khoản của Sở Tài chính Cà Mau. Tuy nhiên, hiện số tiền nợ lên đến hàng chục tỷ đồng của 3 NHTM trên địa bàn tỉnh vẫn chưa có hướng giải quyết và điều rất dễ để nhận thấy là từ năm 2001 đến nay, trải qua gần 17 năm, vụ việc chưa được xử lý dứt điểm???. Ngoài ra, gần đây cũng không thiếu những trường hợp thời gian xử lý TSBĐ bị kéo dài trong việc xử lý như vụ án Công ty Phương Nam ở Sóc Trăng: giám đốc bỏ trốn, khách hàng chây ì không hợp tác trong xử lý tài sản bảo đảm sau bản án hình sự…

Thứ hai, là những khó khăn đối với việc xử lý TSBĐ là tài sản gắn liền với đất nhưng quyền sử dụng đất là đất thuê trả tiền hàng năm hoặc TSBĐ là quyền sử dụng đất (đất ở) nhưng tài sản trên đất (nhà ở) không có giấy chứng nhận quyền sở hữu;

Thứ ba, thời gian tố tụng tại tòa, thời gian yêu cầu thi hành án phức tạp và kéo dài. Chia sẻ về điều này, ông Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng Giám đốc NHTM Cổ phần Sài Gòn (SCB) chia sẻ, tại SCB có những vụ việc ngân hàng khởi kiện từ 3 - 4 năm nhưng vẫn chưa được đưa ra xét xử. Đây cũng là tình trạng chung của nhiều ngân hàng dẫn tới việc xử lý TSBĐ kéo dài, gây khó khăn trong công tác thu hồi nợ.

Thứ tư, về quyền xử lý TSBĐ là dự án bất động sản. Trong thời gian tiến hành tố tụng, do Bộ luật Dân sự năm 2015 đã bỏ quyền thu giữ TSBĐ của bên nhận bảo đảm, đã tạo ra sự ỷ lại của một số khách hàng giữ lại tài sản và tiếp tục khai thác để sản xuất kinh doanh.

Ví dụ, một khách hàng vay vốn của ba ngân hàng lớn hơn 300 tỷ đồng để kinh doanh khách sạn ở thành phố Huế chây ỳ không trả nợ đã hơn 5 năm, trong khi tài sản bị thế chấp ngân hàng đã tìm được khách mua để thu nợ nhưng khách hàng vay không chịu bàn giao tài sản vẫn ngang nhiên khai thác thu lời lên đến hàng chục tỷ đồng/năm trên chính tài sản mà theo luật đã là tài sản của các ngân hàng. Ngân hàng kiện ra tòa nhưng đến nay đã 48 tháng nhưng vụ án vẫn chưa được đưa ra xét xử. Nếu xử lý được khách sạn đó, đem bán thì mới thu được nợ gốc nhưng để chậm vài ba năm nữa thì hết khấu hao, việc thu được 50% giá trị khoản vay cũng là điều khó…

Và còn rất nhiều nguyên nhân nữa của việc chậm xử lý nợ xấu là do cơ chế, chính sách, pháp luật về xử lý nợ xấu chưa hoàn thiện và còn nhiều bất cập, làm giảm hiệu quả của việc xử lý nợ xấu, nợ có vấn đề. Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cho thấy, muốn xử lý nợ xấu hiệu quả cần phải có cam kết chính trị mạnh mẽ, đủ nguồn lực, khuôn khổ pháp lý thích hợp và cơ quan thực thi mạnh mẽ.

Nghị quyết về xử lý nợ xấu đã được Quốc hội thông qua sẽ cơ bản xử lý được căn nguyên những tồn tại hiện có đối với vấn đề xử lý nợ xấu. Điều quan trọng là làm sao tạo ra chế tài bình đẳng trong quan hệ dân sự, pháp luật, góp phần đẩy mạnh xử lý nợ xấu của các NHTM.

Phát biểu tại một hội thảo xử lý thu hồi nợ có vấn đề do ngân hàng tổ chức gần đây, đại diện Bộ Công an nhấn mạnh, xử lý nợ xấu là một phần quan trọng trong công tác đảm bảo an ninh kinh tế, góp phần thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế đất nước.

Đặng Thành – Lệ Thủy



Tags:
  • Tin liên quan
SeABank lần thứ 5 được vinh danh trong Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam
Vay mua nhà với lãi suất chỉ từ 5%/năm
Bí quyết để doanh nghiệp chinh phục khách hàng
Quảng Ninh 7 năm liên tiếp giữ quán quân PCI
Giải pháp số cho doanh nghiệp của SHB nổi bật tại Sự kiện Chuyển đổi số ngành ngân hàng
Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024
Công bố PCI 2023: Thanh Hóa tăng 17 bậc, Quảng Ninh năm thứ 7 liên tiếp dẫn đầu
Tặng chuyến du lịch Hawaii cho chủ thẻ tín dụng LPBank JCB Ultimate
Xuất hiện gói vay ưu đãi với lãi suất chỉ từ 5%/năm
Dân văn phòng được miễn gần 50 loại phí sử dụng dịch vụ ngân hàng
Quản lý tài sản bền vững, nhà đầu tư nên ‘bắt tay’ tổ chức chuyên nghiệp
BIDV ưu đãi khách hàng sử dụng dịch vụ thu chi hộ trên nền tảng InfoPlus
SHB là đại diện ngân hàng VN đầu tiên, duy nhất giành giải thưởng tại Digital CX Awards 2024
Vietcombank tiếp tục là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam
BIDV tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024
SHB cấp hạn mức thấu chi lên tới 300 triệu đồng hỗ trợ khách hàng mở rộng kinh doanh
Doanh nghiệp có thể đẩy mạnh hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh với vốn vay ưu đãi này
Tại sao có nhiều tiền nhưng không cảm thấy giàu có?
SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%
Lợi nhuận quý 1 của MSB đạt 22,5% kế hoạch năm    
Xem thêm