Thứ sáu, 03/05/2024 17:30
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 25/03/2021 16:11

Giải pháp nào thúc đẩy thị trường tài chính tiêu dùng?

TS. Cấn Văn Lực đã đưa ra một số giải pháp cụ thể để phát triển thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam một cách lành mạnh.

Tại Tọa đàm “Tài chính tiêu dùng – Sức sống mới sau hơn 10 năm phát triển”, TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia nhận định, ngành tài chính tiêu dùng tại Việt Nam trong những năm qua có nhiều bước phát triển tích cực về cả khuôn khổ pháp lý, quy mô thị trường, sản phẩm - dịch vụ và hiệu quả hoạt động.

Theo đó, sự phát triển của lĩnh vực tài chính tiêu dùng hơn 10 năm qua giúp nền kinh tế có thêm được nguồn vốn tín dụng hữu hiệu, giúp mở rộng tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất phát triển, gia tăng hàng hóa và tiêu dùng nội địa, góp phần quan trọng vào đẩy lùi hiện tượng tín dụng đen, ổn định đời sống xã hội của người dân.

Đồng thời, thị trường tài chính tiêu dùng góp phần phát triển hệ thống tài chính Việt Nam cùng với việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, tài chính toàn diện...

Chuyen-gia04

TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia.

Mặc dù vậy, TS. Cấn Văn Lực cũng chỉ ra rằng, thị trường tài chính tiêu dùng còn có một số bất cập như qui mô còn nhỏ, thị trường phát triển còn tập trung chủ yếu vào 1 số công ty lớn (3 công ty hàng đầu chiếm đến hơn 75% thị phần).

Kiến thức về tài chính - tín dụng của người dân còn hạn chế; thiếu thông tin minh bạch, dữ liệu chuẩn về khách hàng.

Bản thân các công ty tài chính còn khó khăn về huy động vốn (do thị trường vốn còn chưa phát triển), thông tin đôi khi còn thiếu minh bạch, năng lực nhân viên và trình độ công nghệ không đồng đều, bộ máy cồng kềnh dẫn đến chi phí hoạt động còn cao...

Từ những tồn tại nêu trên, TS. Cấn Văn Lực đã đưa ra một số giải pháp cụ thể để phát triển thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam một cách lành mạnh.

Cụ thể, các cơ quan quản lý nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý trong việc quản lý, giám sát các công ty tài chính (nhất là các qui định về chuẩn mực an toàn cũng như minh bạch thông tin, tiếp thị sản phẩm, quản trị rủi ro...).

Ngoài ra, Chính phủ tiếp tục khuyến khích, thúc đẩy sản phẩm tài chính gắn với công nghệ, song vẫn kiểm soát được rủi ro và tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính của người dân và doanh nghiệp.

Đồng thời, NHNN cũng cần tăng cường giám sát, quản lý để hạn chế rủi ro, nợ xấu có thể tăng nhanh trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng khi nền kinh tế có nhiều khó khăndo dịch bệnh.

Tạo điều kiện cho các công ty tài chính qui mô vừa và nhỏ phát triển, nhằm tăng tính cạnh tranh thông qua việc thu hút vốn từ nhà đầu tư nước ngoài, tiếp nhận nguồn vốn ưu đãi quốc tế... để hạn chế rủi ro tập trung vào số ít các công ty tài chính lớn.

Điều này sẽ giúp giảm lãi suất, tăng đa dạng về sản phẩm-dịch vụ, mang lại nhiều lợi ích hơn cho người tiêu dùng cũng như nền kinh tế.

Chuyen-gia05

Bà Phạm Thị Thanh Tùng - Phó vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước).

Đồng quan điểm về vấn đề này, bà Phạm Thị Thanh Tùng - Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinhtế (Ngân hàng Nhà nước) khẳng định, cùng với sự phát triển kinh tế thì mức tiêu dùng của người dân ngày càng tăng, theo đó nhu cầu về tài chính tiêu dùng phục vụ đời sống cũng tăng cao.

"Trong thời gian qua, hệ thống các tổ chức tín dụng nói chung, đặc biệt là các công ty tài chính tiêu dùng đã phát triển mạnh mẽ nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ tiêu dùng của người dân, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, gia tăng công bằng xã hội”, đại diện Ngân hàng Nhà nước phân tích.

Về phía cơ quan quản lý Nhà nước, bà Phạm Thị Thanh Tùng cho biết, trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng, góp phần nâng cao đời sống của người dân, hạn chế tín dụng đen.

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đang nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển tài chính tiêu dùng.

Đồng thời, NHNN đã ban hành các quy định pháp lý phù hợp đối với các sản phẩm, mô hình, dịch vụ, phương tiện thanh toán mới gắn với cách mạng công nghiệp 4.0 như: ngân hàng số, công nghệ định danh và nhận biết khách hàng điện tử, quy định về mở tài khoản thanh toán của cá nhân bằng phương thức điện tử - eKYC.

Cùng với đó, đang nghiên cứu, tìm hiểu công nghệ Blockchain ứng dụng trong lĩnh vực thanh toán; ứng dụng công nghệ dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI) vào một số lĩnh vực ngân hàng...

Nam Anh  
Khách hàng Viettel Store được gì khi theo dõi Mega Livestream 100 tỷ của Quyền Leo Daily?
Đại tiệc sinh nhật Viettel Store - Tròn 18, sale trọn tháng, trúng ngàn quà
“Vua đầu bếp” Lê Đình Cộng đầu quân cho Cơm Hà Nội tại Bình Dương
Nestlé Việt Nam thúc đẩy sáng kiến giảm phát thải trong chuỗi cung ứng
Viettel Store “sale to” giảm đến 50% mừng Đại lễ 30/4 - 1/5
CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông
Nagakawa ghi danh Top 50 DN tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam
Amway 12 năm liên tiếp dẫn đầu ngành bán hàng trực tiếp thế giới
Doanh số triệu đô, mỹ phẩm Việt “công phá” thị trường sản phẩm Làm đẹp trên Amazon
Bosch Việt Nam và Đại học RMIT hợp tác đào tạo và phát triển nhân lực 
BIDV chung tay khơi thông điểm nghẽn vốn cho doanh nghiệp
Cách chọn quạt điện mùa hè vừa đơn giản lại mua được hàng chuẩn
Vinamilk có thêm nhà máy đạt chứng nhận trung hòa Carbon, đẩy mạnh “xanh hóa” sản phẩm
 SHB năm thứ hai liên tiếp được vinh danh Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất
MILO rèn sức bền cho trẻ qua chuỗi hoạt động online
Đâu là động lực cho mảng xuất khẩu của Vinamilk 2024 đang trên đà đi lên?
 BIDV trao tặng công trình Nhà văn hoá cộng đồng tránh lũ tại Quảng Nam
Chi tiêu “thả ga”, hoàn tiền “cực đã” lên tới 3 triệu đồng cùng thẻ tín dụng quốc tế SHB
7 sản phẩm và giải pháp ứng dụng công nghệ của BIDV đã được vinh danh Sao Khuê
Ba giải pháp số của Vietcombank nhận giải thưởng Sao Khuê 2024
Xem thêm