Thứ ba, 01/10/2024 09:42     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 06/07/2024 10:30

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn gừng mỗi ngày?

Gừng là loại gia vị quen thuộc và là một vị thuốc lâu đời được sử dụng trong y học cổ truyền với nhiều công dụng khác nhau. Vậy, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi ăn gừng mỗi ngày trong vòng 1 tháng?

Gừng chứa gingerol, shogaol, zingiberene và nhiều loại vitamin và khoáng chất. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi gừng đã được sử dụng để chữa mọi loại bệnh từ xưa tới nay. Ngoài ra, ăn gừng thường xuyên cũng giúp đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.

Nếu ăn gừng mỗi ngày trong một tháng, cơ thể có rất nhiều biến đổi đầy tích cực bởi gừng có tính chống viêm. Do đó cơ thể bị viêm, và bạn liên tục ăn gừng, cơ thể hồi phục nhanh hơn.

Ảnh minh họa

Trong gừng chứa gingerol, một chất hoạt tính sinh học giúp giảm các triệu chứng như buồn nôn và nôn. Ngoài ra, gừng cũng chứa shoagol, một chất có tác dụng giảm đau cũng giúp chống lại ung thư và bệnh tim. Zingiberene trong gừng đặc biệt tốt cho tiêu hóa. Không chỉ vậy, gừng còn có tác dụng chống tiểu đường và cải thiện chức năng não và hệ thống miễn dịch.

+ Chống viêm: Tình trạng viêm trong cơ thể giảm nhanh hơn. Điều này là do tác dụng chống viêm của gừng.

+ Điều trị buồn nôn biến mất: Nếu hàng ngày trong người cảm thấy nôn nap, buồn nôn bằng cách ăn gừng hàng ngày, cơn buồn nôn sẽ sớm biến mất. Mẹo: Đặc biệt là phụ nữ mang thai và những người đang hóa trị có thể được hưởng lợi từ điều này.

+ Giảm đau cơ: Một đánh giá năm 2017 về 16 thử nghiệm lâm sàng đã xác định rằng, tất cả 16 thử nghiệm được xem xét đã chứng minh thuyết phục về các đặc tính chống viêm của gừng và công dụng tiềm năng như một phương pháp điều trị nhiều loại bệnh viêm nhiễm gây ra. Ăn gừng có thể có tác dụng tốt trong trường hợp đau cơ. Ăn gừng hàng ngày sẽ dần dần làm dịu cơn đau.

+ Thúc đẩy nhu động ruột: Ăn gừng hàng ngày có tác dụng rất tốt cho nhu động ruột của bạn. Đặc biệt ai dễ bị táo bón thì điều này có thể giúp ích cho bạn.

+ Đau bụng kinh: Nếu đau bụng kinh khi tới tháng thì ăn gừng hàng ngày có thể giúp bạn như một thuốc giảm đau, có thể giúp làm giảm cơn đau bụng cấp tính.

+ Giảm cholesterol: Ăn gừng mỗi ngày trong một tháng có thể giúp giảm cholesterol “xấu” trong cơ thể. Lượng triglyceride trong máu được giảm bởi các chất trong gừng.

+ Tăng cường hệ miễn dịch: Các đặc tính chống viêm trong gừng giúp tăng cường hệ miễn dịch. Theo Đông Y, gừng có vị cay, tính ấm rất thích hợp với người bị cảm, ho do lạnh. Dân gian hay dùng gừng với mật ong, trà gừng, dầu gừng hay gừng tươi trong những ngày lạnh để phòng ngừa các triệu chứng khó chịu mà cảm gây ra như ho, ngứa cổ, lạnh, sổ mũi,..

Trên phương diện y khoa hiện đại, gừng có chất kháng khuẩn và có thể giúp kiểm soát cơn đau và viêm, các đặc tính y học này có thể giúp giảm các triệu chứng của cảm lạnh hoặc đau họng.

Hoàng Ly  
Giải phóng 25.000 hạt vi nhựa trong 15 phút, cốc giấy dùng 1 lần nguy hiểm thế nào?
Người thuận tay trái có thực sự thông minh hơn người bình thường?
Trẻ em Việt Nam thêm cơ hội được chăm sóc và bảo vệ bởi vắc xin và dinh dưỡng
Lợi ích bất ngờ khi tập thể dục dưới mưa
Ngăn chặn hơn 500.000 trường hợp mang thai ngoài ý muốn tại Việt Nam
Vì sao người trẻ ngày nay thường 'mong manh' hơn thế hệ trước?
Gần 15.000 liều vắc xin sốt xuất huyết được tiêm trong 5 ngày
Bệnh gút: Các giai đoạn tiến triển và cách điều trị
Sữa non đạm thực vật giúp trẻ tăng cân khoa học đầu tiên tại Việt Nam
42/1000 phụ nữ sinh con ở tuổi vị thành niên
Phòng ngừa ung thư, kéo dài tuổi thọ nhờ ăn ớt cay
Những người giàu nhất thế giới chữa bệnh ở đâu?
Thai phụ 29 tuần chạy marathon 5 km: Nên không, bác sĩ nói gì?
Mỗi năm có thêm 3.000 ca phá thai ở tuổi vị thành niên
Top các phương pháp điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả
'Kẻ thù' thầm lặng đe doạ mẹ bầu suốt thai kỳ
Sau nhiều ngày mưa lớn, kiểm tra ngay 4 vị trí trong nhà tránh rước bệnh vào người
Việt Nam cần sớm đối phó với “đại dịch” thuốc lá mới
Bắn dây thun vào cổ tay: Nguy cơ tổn thương mạch máu, ảnh hưởng tâm lý
Đũa nhựa, đũa tre hay đũa gỗ tốt cho sức khỏe?
Xem thêm