Thứ ba, 21/05/2024 01:49
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 24/05/2023 09:00

Dấu hiệu thủy đậu và cách điều trị hiệu quả

Thủy đậu nếu không nhận biết và điều trị kịp thời rất dễ gây nhiễm trùng da. Vì vậy, việc phát hiện các dấu hiệu thủy đậu từ sớm là rất quan trọng.

Dấu hiệu thủy đậu

Thủy đậu là bệnh khá phổ biến, do virus Varicella- Zoster gây ra. Virus này có kích thước khoảng 150- 200mm. Khi nhiễm virus, người mắc bệnh sẽ bị phát ban, nổi mụn nước nhỏ chứa đầy dịch, gây ngứa ngáy khó chịu.

Thủy đậu thường bùng phát mạnh mẽ vào thời điểm trời nồm ẩm và giao mùa xuân hè. Thời gian ủ bệnh từ 2 đến 3 tuần, thông thường là 14 -16 ngày. Tương ứng với mỗi giai đoạn bệnh là các triệu chứng riêng biệt.

Empty

Thời gian ủ bệnh thủy đậu thường từ 2 đến 3 tuần

Triệu chứng ở giai đoạn khởi phát

Ở giai đoạn khởi phát bệnh, người mắc thủy đậu sẽ thấy sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi, nhức đầu.

Tiếp đó, sau khoảng 24 – 48 giờ, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những nốt ban đỏ, có thể kèm viêm họng ở một số bệnh nhân.

Triệu chứng giai đoạn toàn phát

Tới giai đoạn toàn phát, người bệnh sẽ bị sốt cao, chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, đau cơ, đau đầu... Lúc này, các nốt ban đỏ sẽ chuyển sang mụn nước với đường kính từ 1 – 3 mm gây ngứa rát khó chịu.

Các mụn nước phát triển và mọc trên khắp cơ thể người bệnh, đôi khi mọc cả ở trong niêm mạc miệng gây ảnh hưởng tới việc ăn uống. Nếu bị nhiễm trùng, mụn nước sẽ có kích thước lớn hơn, chứa mủ khiến dịch bên trong chuyển sang màu đục. Thông thường, giai đoạn toàn phát kéo dài từ 7 – 10 ngày.

Triệu chứng giai đoạn hồi phục

Kết thúc giai đoạn toàn phát, bệnh thủy đậu sẽ chuyển sang giai đoạn hồi phục khi các mụn nước tự vỡ ra, khô lại và đóng vảy.

Ở giai đoạn này, việc cần làm là chú ý vệ sinh vết thủy đậu khi bong vảy, không để nhiễm trùng xảy ra. Có thể sử dụng kết hợp sản phẩm gel bôi giúp tái tạo da, ngăn ngừa sẹo để hạn chế sẹo rỗ sau khi nốt mụn biến mất.

Empty

Ở giai đoạn hồi phục, các nốt mụn nước thủy đậu sẽ khô và bong vảy

Cách chữa bệnh thủy đậu

Vậy khi bị thủy đậu người bệnh cần điều trị như thế nào cho mau khỏi? Trong điều trị thủy đậu hiện nay, cần cải thiện triệu chứng và nâng cao sức đề kháng để cơ thể mau hồi phục. Một số loại thuốc bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh thủy đậu bao gồm:

Dùng thuốc điều trị

Thuốc hạ sốt paracetamol, thuốc giảm đau, thuốc kháng virus cùng với các vitamin nhóm B, C,… thường được bác sĩ chỉ định cho người bệnh thủy đậu.

Trường hợp bị bệnh mức độ từ trung bình đến nặng, bác sĩ có thể kê thêm valacyclovir, famciclovir hoặc acyclovir. Ngoài ra, nếu người bệnh thủy đậu quá ngứa ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, bác sĩ sẽ cho thêm thuốc chống ngứa dưới dạng kháng histamin… để bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn.

Nếu nốt mụn thủy đậu bị mưng mủ, có dấu hiệu bội nhiễm thì sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng sinh phù hợp.

Về thuốc bôi ngoài da, bác sĩ có thể cho bệnh nhân bôi thuốc tím vào các nốt mụn nước thủy đậu với mục đích chống viêm. Thuốc xanh Methylen chỉ được dùng khi mụn nước đã vỡ, người bệnh bôi trực tiếp lên những vết tổn thương giúp sát khuẩn, phòng ngừa bội nhiễm.

Tuy nhiên, các loại thuốc bôi màu xanh, màu tím này dễ dây bẩn ra quần áo, ảnh hưởng tới yếu tố thẩm mỹ. Hơn nữa, điều người bệnh lo ngại là thuốc xanh Methylen dễ gây kích ứng da, bệnh lâu khỏi và có nguy cơ để lại sẹo rỗ.

Empty

Thuốc xanh Methylen dễ dây bẩn ảnh hưởng tới thẩm mỹ

Bộ đôi sản phẩm thảo dược Subạc giúp cải thiện bệnh thủy đậu

Để cải thiện nhanh chóng bệnh thủy đậu, bên cạnh việc tham khảo cách điều trị như trên, bạn nên tham khảo kết hợp sử dụng gel bôi Subạc từ thiên nhiên.

Với thành phần chính là nano bạc và các thảo dược quý như: neem (hay còn gọi là xoan Ấn Độ, sầu đâu), chitosan, kẽm salicylate, gel bôi Subạc có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, chống viêm. Vì thế, giúp làm dịu da, giảm đau ngứa nhanh chóng mà không gây kích ứng da, dùng được cho trẻ nhỏ kể cả trẻ sơ sinh, bôi được an toàn trong niêm mạc miệng. Gel Subạc còn ngăn ngừa nguy cơ các nốt thủy đậu để lại sẹo thâm khi khỏi.

Khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam cho thấy, có tới 96% người dùng hài lòng và rất hài lòng về tác dụng của gel Subạc: Giúp làm sạch, sát khuẩn da, niêm mạc miệng. Giúp làm dịu da, giảm ngứa. Hạn chế vết thâm, tái tạo da, ngăn ngừa sẹo.

Empty

Gel Subạc giúp cải thiện bệnh thủy đậu

Lưu ý cho người bệnh thủy đậu

Để bệnh thủy đậu mau khỏi và không gây biến chứng nặng nề, bên cạnh tích cực điều trị, người mắc cần lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày như:

- Không cào gãi mạnh vào các nốt thủy đậu, tránh để dịch nước từ mụn thủy đậu lây lan ra nhiều hơn.

- Mặc quần áo chất liệu mềm mại, dễ thấm hút mồ hôi, rộng rãi để tránh gây ma sát làm vỡ các nốt mụn nước; hạn chế ra gió phòng ngừa lây nhiễm.

- Hàng ngày vệ sinh cơ thể nhẹ nhàng bằng nước ấm hoặc các dung dịch sát khuẩn, không dùng nước lạnh hoặc nước quá nóng.

- Cần chủ động cách ly, cho người bệnh thủy đậu ở trong phòng riêng biệt để tránh lây truyền bệnh sang cho người khác.

Empty

Chủ động cách ly người bệnh thủy đậu để tránh lây nhiễm cho người khác

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về bệnh thủy đậu hay sản phẩm gel Subạc - Hết sởi, thủy đậu, zona, sạch tay chân miệng, làn da mịn màng, bạn hãy liên hệ tổng đài 024.37757240 để được tư vấn tận tình.

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Anh Thư  
  • Tin liên quan
Món ăn ngon từ mướp đem lại vô vàn lợi ích sức khỏe
Bí quyết trường thọ của Từ Hi Thái hậu từ 3 thực phẩm bình dân
5 bí kíp giúp các sĩ tử 'học đâu nhớ đó' suốt mùa thi
Dùng ống hút tiện lợi khi uống nước nhưng 2 đối tượng phải tuyệt đối tránh
Thực phẩm giúp giải độc tố gan tự nhiên, ngăn ngừa suy gan
Cách giữ sức khỏe và chế độ dinh dưỡng cho các sĩ tử mùa thi
Loại rau giúp giảm lượng đường trong máu tốt nhất
Nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?
Vì sao ăn nhiều trước khi ngủ lại thấy đói hơn vào sáng sớm?
Quy tắc 20-20-20: Bí quyết giúp bảo vệ đôi mắt giữa thời 4.0
Giải pháp giúp giảm bớt hội chứng thị giác màn hình
Người nhóm máu O hay bị muỗi đốt có đúng không?
5 lý do phụ nữ nên kết hợp hạnh nhân vào chế độ ăn hằng ngày
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn hai quả trứng mỗi ngày?
Vì sao không va chạm vẫn có vết bầm tím trên người?
Leo cầu thang làm giảm 39% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch
5 thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
5 thực phẩm bổ não, tiếp sức sĩ tử trong mùa thi
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu 3 cách giải quyết nỗi lo
Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị
Xem thêm