Thứ bảy, 24/05/2025 07:00     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 24/05/2025 07:00

Dấu hiệu ở tai cảnh báo sớm nguy cơ đột quỵ

Không phải ai bị ù tai hay nghe kém đều bị tai biến nhưng với người có nguy cơ cao, đây có thể là lời cảnh báo sớm. Nhận biết sớm, can thiệp kịp thời chính là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe.

“Sao tự nhiên tai tôi thấy khó chịu thế này? Nghe như kém đi thì phải?” – chị Lưu vừa lấy tay ấn vào tai, vừa lo lắng nhìn quanh đồng nghiệp. Hai ngày gần đây, chị cảm nhận rõ rệt sự suy giảm thính lực, tai thỉnh thoảng còn có tiếng vo ve khó chịu, khiến chị hoang mang.

Dù không thường xuyên nghe nhạc to hay đến nơi ồn ào, nhưng các triệu chứng lại đến một cách đột ngột, không rõ nguyên nhân. Tò mò và lo lắng, chị tra cứu thông tin trên điện thoại và không ngờ rằng, những dấu hiệu tưởng chừng nhỏ nhặt này lại có thể liên quan đến tai biến mạch máu não. Ngay lập tức, chị quyết định đến bệnh viện kiểm tra.

Suy giảm thính lực đột ngột và ù tai thường bị mọi người xem nhẹ như những vấn đề đơn giản ở tai. Tuy nhiên, trong giới y học, một số nghiên cứu cho thấy những thay đổi tưởng chừng vô hại này thực chất có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của tai biến mạch máu não (nhồi máu não).

Ảnh minh họa

Tai biến mạch máu não là tình trạng tổn thương mô não do thiếu máu lên não, thường biểu hiện bằng liệt nửa người, rối loạn ngôn ngữ,... Nhưng trong nhiều trường hợp, các dấu hiệu sớm lại rất tinh vi và thay đổi ở tai là một trong số đó.

Suy giảm thính lực đột ngột nghĩa là tai bị giảm khả năng nghe một cách bất ngờ mà không có nguyên nhân rõ ràng. Tình trạng này thường diễn ra rất nhanh, chỉ trong vài phút hoặc vài giờ.

Ban đầu, người bệnh có thể chỉ cảm thấy tai bị nghẹt, khó chịu, không chú ý nhiều. Nhưng khi tình trạng nặng hơn, có thể dẫn đến suy giảm thính lực kéo dài, ảnh hưởng đến giao tiếp hàng ngày.

Đây thực chất là biểu hiện của thiếu máu lên não, đặc biệt ở những người thuộc nhóm nguy cơ cao bị tai biến càng phải cảnh giác.

Ngoài ra, ù tai cũng là một dấu hiệu thường gặp trước khi bị tai biến. Ù tai là khi tai nghe thấy tiếng vo ve hoặc âm thanh lạ mà không có tác nhân bên ngoài.

Ù tai có nhiều nguyên nhân: tiếp xúc tiếng ồn kéo dài, bệnh lý tai,... nhưng cũng có nghiên cứu chỉ ra rằng đây có thể là biểu hiện sớm của tai biến.

Đặc biệt ở những người có tuần hoàn máu kém, xơ vữa động mạch, ù tai thường xuyên xuất hiện có mối liên hệ mật thiết với thiếu máu não.

Vì sao tai liên quan đến tai biến?

Thực chất, thính giác có liên hệ chặt chẽ với tuần hoàn máu não. Tai là một phần của não bộ, tiếp nhận âm thanh và truyền tín hiệu đến não qua dây thần kinh thính giác.

Khi máu lên não không đủ, chức năng dây thần kinh bị ảnh hưởng, dẫn đến suy giảm thính lực hoặc ù tai. Đặc biệt với người có cao huyết áp, tiểu đường, hút thuốc, tiền sử gia đình thì nguy cơ càng cao.

Tuy nhiên, đa phần mọi người không liên hệ ù tai hay suy giảm thính lực với tai biến. Họ thường cho rằng đó là bệnh lý về tai và tự ý mua thuốc điều trị, không biết rằng có thể đang bỏ lỡ cơ hội can thiệp sớm.

Ảnh minh họa

Tai biến không phải là chuyện xảy ra trong ngày một ngày hai mà là hậu quả tích lũy từ các vấn đề mạch máu lâu dài.

Thay đổi ở tai là tín hiệu cảnh báo quan trọng, nhất là với người có tiền sử bệnh tim mạch. Chú ý đến những thay đổi nhỏ và đi khám kịp thời có thể giúp giảm nguy cơ tai biến.

Bên cạnh tai, những dấu hiệu sớm khác của tai biến cũng rất tinh tế như chóng mặt đột ngột, hoa mắt, tê tay chân, nói không rõ,... Những triệu chứng này thường bị cho là mệt mỏi hoặc cảm cúm, nhưng thực ra có thể là "lời cảnh báo" của tai biến.

Làm gì để giảm thiểu nguy cơ tai biến?

Quan sát những thay đổi nhỏ trong sinh hoạt, phát hiện sớm các dấu hiệu tiềm ẩn là cách hiệu quả để phòng ngừa tai biến. Ví dụ, chóng mặt nhẹ khi thức dậy, tối sầm mặt, tay chân yếu,... đều là những biểu hiện tuần hoàn máu kém. Nếu xuất hiện thường xuyên, nên đi khám sớm để kiểm tra tim mạch và mạch máu.

Ngoài kiểm tra định kỳ, duy trì lối sống lành mạnh là yếu tố then chốt: ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng kéo dài, vận động hợp lý, ăn uống điều độ, nhất là giảm lượng muối và chất béo đều giúp cải thiện sức khỏe tim mạch.

Thêm vào đó, bỏ thuốc lá, hạn chế rượu, kiểm soát cân nặng là những bước quan trọng giúp giảm nguy cơ tai biến. Những điều chỉnh tổng thể trong lối sống không chỉ giảm nguy cơ đột quỵ mà còn nâng cao chất lượng sống, giúp các hệ thống trong cơ thể hoạt động hiệu quả hơn.

T. Linh (Theo Aboluowang)  
Dấu hiệu ở tai cảnh báo sớm nguy cơ đột quỵ
Cách giảm các triệu chứng nghe kém, suy giảm thính lực
Xuyên đêm lấy đa tạng từ người chết não, ghép thận thành công cho 2 bệnh nhân
Vinmec lọt top 5 Nơi làm việc xuất sắc nhất Việt Nam
Làm đẹp nhanh gọn, giá rẻ: 'Giấc mơ' tàn chỉ sau một đêm
Vì sao không còn cách ly tập trung các ca mắc Covid-19?
Thủng ruột và nội tạng do nuốt phải xương cá
Biến thể XEC của Covid-19 gây triệu chứng gì khi lây lan nhanh gấp 7 lần cúm?
Chuyên gia thể hình chỉ 5 sai lầm “giảm cân mãi không xong”
Bóc 9 khối u xơ tử cung giúp sản phụ 43 tuổi 'vượt cạn' thành công
Bé 2 tuổi bị chó nhà cắn nham nhở khuôn mặt
Cách nào giúp cải thiện rôm sảy ở trẻ em?
Ca mắc Covid-19 tăng báo động: Người bệnh có cần cách ly y tế?
Thường xuyên mệt mỏi, ợ chua, đi khám phát hiện cùng lúc 5 bệnh nguy hiểm
Bác sĩ 101 tuổi tự lái xe du lịch khắp thế giới nhờ 7 thói quen hàng ngày
Suy nhược thần kinh kéo dài, làm gì để vượt qua?
Thanh niên 25 tuổi mắc chứng 'rụng đầu' do nhìn điện thoại quá nhiều
Bác sĩ 95 tuổi chỉ 4 cách giúp tránh bệnh ung thư
Thực phẩm mốc nên vứt bỏ hay cắt phần hỏng để dùng tiếp?
Hơn 10% ca ung thư tại Việt Nam ở độ tuổi dưới 40: Bác sĩ chỉ 2 việc giới trẻ cần làm ngay
Xem thêm