Thứ tư, 14/05/2025 11:46     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 14/05/2025 11:45

Cô gái 27 tuổi đột quỵ lúc nửa đêm: Bác sĩ cảnh báo lối sống "gây hại" của giới trẻ

Mới 27 tuổi, không bệnh nền, không tiền sử huyết áp… một cô gái trẻ suýt mất mạng chỉ sau một giấc ngủ chập chờn.

Mới đây, câu chuyện bị đột quỵ ở tuổi 27 được tài khoản N.N.H. chia sẻ lên mạng xã hội Facebook đã ngay lập tức thu hút sự quan tâm của dư luận.

Bài viết của H. chia sẻ trên trang cá nhân thu hút hàng chục nghìn lượt like và chia sẻ (Ảnh chụp màn hình)

Theo chia sẻ từ tài khoản N.N.H., tối hôm đó, cô đi ngủ như thường lệ. Đến hơn 1 giờ sáng, cô tỉnh dậy vì cảm giác lạnh buốt như đang ở Bắc Cực, dù thời tiết ngoài trời đang nóng bức kèm đầu đau nhức, không thể ngủ lại.

Khoảng 10 phút sau đó, H. bắt đầu chóng mặt, điện thoại rơi khỏi tay, ù tai, không còn nghe được âm thanh xung quanh.

Tay chân cô co cứng, mắt không mở được, mọi thứ tối đen, chỉ còn những vệt sáng lóa mờ ảo. Trong vô thức, H. cố tự nhủ "phải tỉnh dậy và phải sống".

Lúc đó đã gần 3h, trong trạng thái mơ hồ và kiệt sức, H. gắng gượng cử động tay chân rồi lần mò điện thoại gọi người thân cầu cứu.

Đến 3h30 phút, H. cho biết, mình được đưa vào cấp cứu tại bệnh viện. Sau khi xét nghiệm máu, đo điện tim và theo dõi sát tình trạng, bác sĩ chẩn đoán cô bị thiếu máu lên não, cơ thể suy nhược nghiêm trọng do stress và mất ngủ kéo dài, nguyên nhân dẫn đến cơn đột quỵ nhẹ suýt cướp đi mạng sống.

Dù cơn đột quỵ không để lại biến chứng nghiêm trọng, H. vẫn chưa hết hoang mang khi trải qua sự việc.

Bác sĩ yêu cầu H. tuyệt đối nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc và tránh làm việc quá sức, đồng thời theo dõi sát sao mọi dấu hiệu bất thường.

"Chỉ là đột quỵ nhẹ thôi mà tưởng chừng như chết đi sống lại", H. tâm sự.

Được biết, H. hiện làm công việc bán hàng online nên thức khuya triền miên để xử lý đơn hàng, trả lời khách khiến cô liên tục thiếu ngủ.

H. trong quá trình điều trị tại bệnh viện (Ảnh: Chụp màn hình).

Lối sống “nguy hiểm nhưng phổ biến” ở người trẻ

Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chỉ ra, số ca đột quỵ ở người trẻ đang gia tăng đáng báo động trong hai thập niên trở lại đây. Ở Việt Nam, số ca đột quỵ ở độ tuổi dưới 45 chiếm khoảng 10-15% tổng số ca mỗi năm.

Theo ThS.BS Đoàn Dư Mạnh, thành viên Hội Bệnh mạch máu Việt Nam, những thói quen tưởng chừng "bình thường" như áp lực công việc kéo dài, ít vận động, ăn uống nhiều dầu mỡ, thức khuya triền miên, hút thuốc và sử dụng rượu bia đang tạo thành một "combo" nguy hiểm, âm thầm hủy hoại sức khỏe não bộ, đặc biệt ở người trẻ.

Trong nhịp sống đô thị gấp gáp, không ít người trẻ mải mê chạy theo hiệu suất công việc mà quên mất việc chăm sóc cơ thể. Chính điều đó dẫn đến sự tích tụ âm thầm của các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, tiểu đường, béo phì,… Tất cả đều là "mồi lửa" cho những cơn đột quỵ bất ngờ.

"Rất nhiều bệnh nhân trẻ không hề biết mình bị tăng huyết áp, hoặc có biết nhưng lại xem nhẹ và không điều trị. Trong khi đó, đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đột quỵ, cả do thiếu máu lên não lẫn xuất huyết não", BS Mạnh chia sẻ.

Bác sĩ Đoàn Dư Mạnh nhấn mạnh: “Đột quỵ là cấp cứu y tế khẩn cấp. Nếu không được điều trị kịp thời trong ‘giờ vàng’ – khoảng 4 đến 6 giờ từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên – khả năng phục hồi sẽ giảm nghiêm trọng, thậm chí tử vong.”

Các dấu hiệu của đột quỵ bao gồm: Mất thăng bằng, nhức đầu, chóng mặt; mờ mắt; méo, xệ mặt một bên; tay, chân cùng bên tê bì hoặc yếu hơn bên kia; khó nói, nói ngọng,...

“Do đó, ngay khi có các biểu hiện này, người bệnh cần được đưa tới cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt. Đồng thời, giới trẻ cần đặc biệt chú trọng đến sức khỏe thần kinh và mạch máu, dù ở tuổi nào. Hãy ngủ đủ 7–8 tiếng mỗi đêm, ăn uống điều độ, giảm stress, tập thể dục đều đặn và khám sức khỏe định kỳ để phòng ngừa sớm các yếu tố nguy cơ ”, bác sĩ Mạnh khuyến cáo.

Kim Ngân  
Nhà thuốc An Khang triển khai hệ thống tra cứu trực tiếp dữ liệu thuốc
Gặp 4 vấn đề sức khoẻ do sai lầm khi bật quạt ngủ xuyên đêm
Vì sao người Việt trẻ ngày càng ngại kết hôn?
Cục máu đông là gì, hiểu rõ để phòng ngừa hiệu quả
Đang khỏe mạnh gặp 6 hiện tượng đau lưng này cần đến ngay bác sĩ
Vượt qua mãn kinh nhẹ nhàng khi nhận diện sớm 5 triệu chứng
Gen Z sống khỏe từ bên trong: Tầm soát sớm để sống hết mình
Cứu sống cụ ông 71 tuổi bị tràn dịch màng ngoài tim do lao
Thanh niên 22 tuổi mắc bệnh lạ, cơ thể nóng lên khi lạnh và lạnh băng khi chạm vật nóng
Tháo “điểm nghẽn” trong chuyển đổi số và triển khai bệnh án điện tử tại các cơ sở y tế tư nhân
Bệnh viện tư nhân đầu tiên tại TP.HCM đạt Chứng nhận Vàng từ Hội Đột quỵ thế giới
300.000 trẻ bị hỏng thận vì sữa giả
6 loại rau nhiều người ăn nhưng dễ 'ngậm' thuốc trừ sâu
5 năm kết hôn, lần đầu được làm mẹ sau nhiều lần 'mất con'
Thoái hóa đốt sống cổ C3 C4 và những điều cần biết
Doanh nhân 42 tuổi bỏng dạ dày, thực quản sau khi uống 1 ngụm nước khoáng có gas
Lựa chọn và chế biến nội tạng động vật thế nào để an toàn?
Vì sao nam giới thường cao hơn nữ?
Phụ nữ TP. HCM sinh đủ hai con trước 35 tuổi được hỗ trợ 3 triệu đồng
Đại học Y tế Công cộng cùng Quỹ VinFuture phòng chống thuốc lá điện tử học đường
Xem thêm