Thứ ba, 06/05/2025 11:47     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 06/05/2025 11:47

Rộ thông tin ho thật mạnh giúp cứu nguy khi đột quỵ: Chuyên gia tim mạch nói thế nào?

Mạng xã hội đang lan truyền một phương pháp được cho là có thể “cứu sống người đột quỵ” chỉ bằng cách đứng dậy và ho thật mạnh để “đẩy cục máu đông ra ngoài”. Trước thông tin này, chuyên gia nói gì?

Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền câu chuyện về một biện pháp "đơn giản nhưng thần kỳ" cứu sống bệnh nhân, đó là “đứng lên và ho thật mạnh sẽ bắn bay được cục máu đông gây tắc nghẽn mạch". 

Một người phụ nữ tên C.N. chia sẻ, khi đang trên xe ô tô, cô lên cơn đau tim. Người chồng ngồi bên cạnh đã giục vợ "ho đi, ho đi". Sau khi người vợ cố ho, triệu chứng đỡ dần. Bài viết nhanh chóng phổ biến trên mạng xã hội.

Ảnh minh hoạ

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu – Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết khi đọc thông tin này, ông không quá chú ý, nghĩ rằng đây chỉ là một thông tin mang tính chất lan truyền vui. Tuy nhiên, rất nhiều người bạn thân thiết của ông đã nhắn tin hỏi thực hư, thậm chí có cả những người có tầm ảnh hưởng chia sẻ thông tin này. Do đó, PGS Hiếu quyết định chính thức lên tiếng để làm rõ vấn đề.

“Thật ra nghiệm pháp gây ho đã được tôi sử dụng từ rất lâu, khi bắt đầu bước chân vào ngành tim mạch can thiệp. Đó là trong các trường hợp bệnh nhân nằm trên bàn chụp mạch vành xuất hiện nhịp tim bị chậm, huyết áp thấp gây thiếu máu lên não.

Lúc này chúng tôi thường bảo bệnh nhân ho lên vài tiếng với mục đích tăng cường lượng máu về tim vì áp lực trong lồng ngực tăng lên và có thể giúp bệnh nhân duy trì ý thức trong vài giây. Đã có nghiên cứu thực nghiệm trên tình nguyện viên khỏe mạnh ho có thể giúp tăng lượng máu về tim lên đến 700ml”, bác sĩ Hiếu cho hay.

Tuy nhiên, bác sĩ cho rằng, y học là môn khoa học thực chứng nên các nghiên cứu trên diện rộng không cho thấy hiệu quả "thần tiên" của liệu pháp ho. Khái niệm hồi sức tim phổi bằng ho (CPR cough) không được khuyến cáo sử dụng thường quy khi cấp cứu ngừng tuần hoàn.

Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) cũng đã đưa qua quan điểm của mình: Không xác nhận CPR ho. 

"CPR ho không nên được dạy trong các khóa học hồi sức tim phổi của người cứu hộ không chuyên vì không hữu ích bên ngoài bệnh viện. Tình trạng không phản ứng của người bệnh báo hiệu sự cố khẩn cấp, không thể thực hiện CPR ho. Nếu loay hoay cố bắt bệnh nhân ho sẽ làm chậm thời gian vàng của hồi sức tim phổi", PGS. Hiếu nhấn mạnh.

Khuyến nghị của AHA vẫn là nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo của ngừng tim - mất phản ứng đột ngột và không thở bình thường, sau đó gọi cấp cứu và bắt đầu hồi sức tim phổi. 

Phó giáo sư Hiếu cũng chung quan điểm trên và khuyến cáo đây là phương pháp không hiệu quả với tất cả bệnh nhân. Vì vậy, không nên hoãn việc điều trị bằng các biện pháp như dùng thuốc, sốc điện chuyển nhịp, phá rung...

"Không thần thánh hóa, không cố ép người đang có dấu hiệu nguy hiểm đến tính mạng phải ho cho bằng được", vị chuyên gia này khuyên. 

Điều quan trọng nhất, theo PGS Nguyễn Lân Hiếu, là phổ cập kiến thức hồi sức tim phổi (CPR) chuẩn mực cho cộng đồng.

“Chúng tôi đang chuẩn bị video hướng dẫn cách cấp cứu ngừng tuần hoàn – hô hấp ngoài bệnh viện. Mong mọi người đón xem và cùng lan tỏa kiến thức đúng đắn”, PGS Nguyễn Lân Hiếu nói.

Kim Ngân  
Rộ thông tin ho thật mạnh giúp cứu nguy khi đột quỵ: Chuyên gia tim mạch nói thế nào?
Diễn biến mới nhất sự việc 'nộp đủ tiền mới cấp cứu' tại Nam Định: Bệnh viện nhận trách nhiệm, đình chỉ công tác nhân viên
Tiểu đêm nhiều lần – Dấu hiệu cảnh báo chức năng thận kém
Hội KHHGĐ tỉnh Bình Dương cung cấp hơn 2.400 lượt dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ
Nhập viện gấp sau 30 năm 'tránh' điều trị viêm gan B
5 bất thường ở tay chân cảnh báo tắc nghẽn mạch máu
Báo động đuối nước trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5: Làm gì để phòng chống đuối nước dịp hè này?
Bệnh viện ĐK tỉnh Nam Định nói gì khi bị 'tố' yêu cầu đóng đủ viện phí mới cấp cứu cho cháu bé tai nạn?
Loét thực quản vì thói quen bẻ thuốc cho dễ uống
Bé gái 7 tuổi nguy kịch từ một vết thương không ngờ
Đặt vòng tránh thai vẫn có bầu: Lời cảnh báo không nên bỏ qua
Nhập viện gấp sau 1 lần 'lỡ dại'
Ăn muối hay mì chính gây hại sức khỏe hơn?
20 tuổi bị huyết áp cao, nguyên nhân do đâu?
Bé gái 5,5 tháng tuổi suýt tử vong do nhiễm RSV
Lợi ích bất ngờ của việc thở dài
Bác sĩ Nguyễn Duy Phương: Người thắp lửa hạnh phúc cho những mái ấm từng lặng lẽ đau thương
Lạm dụng 'cứu tinh' của mùa hè, nhiều người mắc bệnh đường hô hấp
Sản phụ 33 tuổi bị biến chứng sản khoa 100.000 người chỉ hơn chục người mắc
Cắt thành công khối u mỡ nặng 2kg vùng nách cho nữ bệnh nhân 52 tuổi
Xem thêm