Chủ nhật, 19/05/2024 23:53
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 30/04/2022 19:00

Đại dịch Covid-19 làm gia tăng các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ

Các nghiên cứu đã phần nào giải mã về các vấn đề nảy sinh trong suốt quá trình đại dịch bùng phát, tuy nhiên, vẫn cần thêm thời gian để chứng thực.

Đại dịch làm gia tăng các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em

Các nhà nghiên cứu cho biết đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe tâm thần của trẻ em và thanh thiếu niên, dựa trên phân tích của họ về những phát hiện từ 17 nghiên cứu trước đó.

Các nghiên cứu được công bố vào năm 2020 và 2021 cho thấy tỷ lệ lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, hành vi tự tử, rối loạn liên quan đến căng thẳng, rối loạn tăng động giảm chú ý và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác trong đại dịch cao bất thường.

Tiến sĩ M. Mahbub Hossain, chuyên gia sức khỏe từ Đại học Texas A&M, đánh giá: "Các vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến hơn ở những người có điều kiện kinh tế khó khăn, thiếu sự kết nối và hỗ trợ từ xã hội, có các mối quan hệ bất hòa với gia đình và hạn chế tham gia các hoạt động thể chất”.

Bên cạnh đó, ông cũng cho rằng việc đóng cửa trường học và sinh hoạt trong nhà dài ngày cũng là một trong những nhân tố khiến nhiều người rơi vào “hố sâu” trầm cảm, lo âu và gặp các vấn đề về tâm thần.

Theo Hossain, cần phải có “nhiều nỗ lực để giảm bớt tình trạng trước mắt và tương lai sức khỏe và hậu quả xã hội ”của đại dịch đối với sức khỏe tâm thần của trẻ em và thiếu niên.

khoa ho tro suc khoe tam than cho tre em Palestine -reu

Trẻ em Palestine tham gia một buổi hỗ trợ sức khỏe tâm thần (Ảnh: Reuter)

Nhận thức, sử dụng thuốc chống Covid-19 còn thấp

Kết quả khảo sát gần đây cho thấy trong số các bệnh nhân mắc Covid-19 ở mức độ nghiêm trọng không nhập viện, chỉ có khoảng 2% sử dụng các loại thuốc điều trị tại nhà.

Vào tháng 3 năm 2022, các nhà nghiên cứu đã tập hợp 1.159 người từ 37 tiểu bang Mỹ dương tính với SARS-CoV-2 sau khi xét nghiệm PCR và hỏi liệu họ có biết hoặc đã thực hiện các phương pháp điều trị hiệu quả đối với virus, chẳng hạn như kháng thể đơn dòng hoặc thuốc uống kháng virus Molnupiravir hay không.

Trong số 241 người trên 65 tuổi - độ tuổi có nguy cơ mắc Covid-19 nghiêm trọng, 66% đã biết về các phương pháp điều trị và 36,3% đã tìm kiếm chúng, nhưng chỉ có 1,7% cho biết đã sử dụng loại thuốc đó.

Đối với nhóm bệnh nhân dưới 65 tuổi, tỷ lệ người biết và tìm hiểu về các biện pháp điều trị trên còn thấp hơn.

Tiến sĩ Noah Kojima tại Đại học California (Los Angeles), trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: “Cần tăng cường nhận thức của cộng đồng và nhân viên y tế về các loại thuốc điều trị hiệu quả đối với Covid-19 để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh nặng và tử vong”.

Biến thể Omicron xâm nhập thông qua các chuyến bay

Kết quả phân tích mẫu nước thải trên các chuyến bay Pháp cho thấy có sự xuất hiện của virus SARS-CoV-2 cho dù các hành khách đã được tiêm phòng và có kết quả xét nghiệm âm tính trong vòng 48 giờ trước khi khởi hành. Điều này cho thấy các yêu cầu về phòng, chống dịch đối với người nhập cảnh không hoàn toàn bảo vệ các quốc gia khỏi sự lây lan của các biến thể mới.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy biến thể Omicron trong nước thải từ hai máy bay thương mại bay từ Ethiopia đến Pháp vào tháng 12 năm 2021 mặc dù hành khách đã được yêu cầu kiểm tra COVID trước khi lên máy bay và xuất trình thẻ tiêm chủng.

Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Bernard La Scola thuộc Đại học Aix-Marseille ở Pháp, cho biết: “Điều này có thể được giải thích bởi hai lý do. Đầu tiên, trong những chuyến bay dài, xét nghiệm có thể âm tính vào hôm trước khi khởi hành và dương tính khi đến nơi. Lúc đó, tải lượng virus chưa đạt tới mức có thể bị phát hiện. Thứ hai, các hành khách có thể làm giả giấy xét nghiệm”.

-> Dấu hiệu hụt hơi, khó thở hậu Covid-19 cần kiểm tra sức khỏe

T. Linh (Theo Reuters)  
Thực phẩm giúp giải độc tố gan tự nhiên, ngăn ngừa suy gan
Cách giữ sức khỏe và chế độ dinh dưỡng cho các sĩ tử mùa thi
Loại rau giúp giảm lượng đường trong máu tốt nhất
Nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?
Vì sao ăn nhiều trước khi ngủ lại thấy đói hơn vào sáng sớm?
Quy tắc 20-20-20: Bí quyết giúp bảo vệ đôi mắt giữa thời 4.0
Giải pháp giúp giảm bớt hội chứng thị giác màn hình
Người nhóm máu O hay bị muỗi đốt có đúng không?
5 lý do phụ nữ nên kết hợp hạnh nhân vào chế độ ăn hằng ngày
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn hai quả trứng mỗi ngày?
Vì sao không va chạm vẫn có vết bầm tím trên người?
Leo cầu thang làm giảm 39% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch
5 thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
5 thực phẩm bổ não, tiếp sức sĩ tử trong mùa thi
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu 3 cách giải quyết nỗi lo
Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị
Cơ thể cần bao nhiêu calo mỗi ngày?
Uống nước mía có tăng cân không?
5 loại rau củ giúp giải nhiệt tự nhiên, thanh lọc cơ thể vào mùa hè
6 thói quen hàng ngày khiến chứng lo âu tồi tệ hơn
Xem thêm