Thứ hai, 22/04/2024 15:20
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 30/04/2022 11:46

Dấu hiệu hụt hơi, khó thở hậu Covid-19 cần kiểm tra sức khỏe

Sau khi khỏi Covid-19, người bệnh thường gặp một số triệu chứng điển hình như khó thở, hụt hơi kèm theo tình trạng ho kéo dài, ho có đờm, căng tức ngực, cơ thể mệt mỏi...

Tính tới thời điểm hiện tại, đã có 203 di chứng hậu Covid-19 được ghi nhận như mệt mỏi, khó thở; đau hoặc tức ngực; các vấn đề về trí nhớ và khả năng tập trung; khó ngủ (mất ngủ); tim đập nhanh; chóng mặt; đau khớp; trầm cảm và lo âu…

Các kết quả nghiên cứu cho thấy, 33 - 76% người bệnh có thể gặp triệu chứng hậu COVID-19 kéo dài ít nhất 6 tháng sau khi nhiễm bệnh, 20% người bệnh phải tái nhập viện; 80% người bệnh phải theo dõi tại cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu trong vòng 2 tháng sau xuất viện.

Trong đó, nhiều nghiên cứu cho thấy khó thở, hụt hơi là triệu chứng phổ biến với người mắc Covid-19 ngay cả trong giai đoạn cấp tính của bệnh và khi đang hồi phục. Tình trạng này có thể xảy ra vì nhiều lý do nhưng nó thường khiến người bệnh cảm thấy sợ hãi, lo lắng và ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động hàng ngày.

ho-jpeg-6620-1647309705-9073-1650944760

Khó thở, hụt hơi là triệu chứng dai dẳng và phổ biến ở bệnh nhân sau mắc Covid-19 (Ảnh minh họa)

Chia sẻ tại tọa đàm: “Hụt hơi, khó thở hậu Covid-19: Nỗi lo nhiều người và cách khắc phục” do Tạp chí Gia đình Việt Nam tổ chức, Ths. Bác sĩ Đỗ Quốc Phong - Phó Trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Nội khoa và chống độc - Bệnh viện E cho biết, đến thời điểm hiện tại, chúng ta đã cơ bản ứng phó được Covid-19, tuy nhiên còn rất nhiều người gặp phải di chứng hậu Covid.

“Theo nghiên cứu, có tới 80% bệnh nhân gặp di chứng hậu Covid-19, trong đó 58% gặp các triệu chứng mệt mỏi, 44% triệu chứng đau đầu, 36 - 40% triệu chứng khó thở, hụt hơi... Các nghiên cứu này được công bố rộng rãi. Có thể nói rằng, triệu chứng hụt hơi, khó thở, biến chứng liên quan đến hệ hô hấp rất nghiêm trọng”, bác sĩ Phong nói.

Theo bác sĩ Bệnh viện E, sau khi khỏi Covid-19, người bệnh có thể cảm thấy khó thở, hụt hơi khi leo cầu thang; khó khăn khi đi bộ, phải dừng lại để lấy hơi; đột ngột căng thẳng và hụt hơi, tức ngực, cơ thể mệt mỏi, ốm yếu, khi hơi gắng sức 1 chút thì nhịp tim tăng, khó thở. Ví dụ cơ thể của người khỏe mạnh đang thở khoảng 14 - 16 lần/1 phút, nhưng với người mắc bệnh có thể lên đến 20 lần/1 phút,...

Empty

Ths. Bác sĩ Đỗ Quốc Phong - Phó Trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Nội khoa và chống độc - Bệnh viện E chia sẻ các vấn đề liên quan về hô hấp hậu Covid-19

ThS. bác sĩ Đỗ Quốc Phong khuyên dù triệu chứng nhẹ nhưng trong 5-12 tuần đầu khỏi bệnh, người nhiễm Covid-19 nên đến cơ sở y tế để được theo dõi và đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại. Việc thăm khám sớm giai đoạn hậu Covid-19 sẽ giúp phát hiện và xử lý kịp thời những di chứng ở phổi; điều trị sớm các di chứng khiến người bệnh trở nặng.

Bác sĩ Phong cho hay: “Sau khi khỏi Covid-19, từ tuần thứ 5-12 là giai đoạn kích hoạt diễn biến cơ thể, đây là giai đoạn có thể xuất hiện các triệu chứng tiến triển của bệnh với những triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó người bệnh cần đi khám để lắng nghe lời khuyên từ bác sĩ, tránh những điều đáng tiếc như mất cơ hội điều trị. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để bệnh nhân rà soát sức khỏe như tim, mạch, các vấn đề khác,...”.

Trong trường hợp chưa đến mức phải đi khám bệnh, chưa ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống, người dân có thể áp dụng một số biện pháp thực hiện tại nhà. Trong đó, ăn uống đầy đủ chế độ dinh dưỡng là quan trọng hàng đầu.

“Việc đảm bảo và bổ sung dinh dưỡng, các yếu tố vitamin B, vitamin C,.. giúp tăng sức đề kháng và tăng khả năng hấp thu đường tiêu hóa rất tốt cho bệnh nhân sau nhiễm COVID-19 có triệu chứng mệt mỏi, hụt hơi,...”, bác sĩ Phong nói.

Đặc biệt, theo vị bác sĩ này, người bệnh và gia đình người bệnh có thể tham khảo một số cách như ăn nhiều hoa quả, uống nhiều nước tăng sức đề kháng, giúp thận, gan tốt hơn để giải độc, hạn chế thực phẩm axit béo, mỡ động vật,...

Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng bằng thực phẩm và các loại vitamin, người bệnh cần có một chế độ sinh hoạt và tập luyện phù hợp để cơ thể hồi phục toàn diện. Các bài tập thở đơn giản để cải thiện lưu lượng máu đến phổi và các đường dẫn truyền trong lồng ngực, giúp tăng cường chức năng phổi.

“Người dân nên thực hiện các bài tập như đi bộ, thể dục nhịp điệu, đạp xe, tập yoga, các động tác tập thở... với cường độ vừa phải và tăng dần. Điều này giúp tăng nhịp tim và thúc đẩy lưu lượng máu, có thể giúp phổi phục hồi nhanh hơn.

Tuy nhiên, người bệnh cần chọn thời điểm thể dục phù hợp, vừa với sức của mình, tránh tập thể dục quá sức hoặc tập thể dục buổi sáng sớm, lúc giao mùa. Đảm bảo đủ ấm khi tập thể dục, tránh bị cảm lạnh”, bác sĩ bệnh viện E chia sẻ.

Chương trình tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Hụt hơi, khó thở hậu Covid-19: Nỗi lo nhiều người và cách khắc phục” do Gia đình Việt Nam phối hợp cùng nhãn hàng Nhân sâm bổ phổi của Công ty CP Dược phẩm PQA tổ chức.

logo pqa
Thúy Ngà  
Từ vụ bé gái 5 tuổi bị chó dữ tấn công: Phòng tránh nguy cơ cho trẻ bằng cách nào?
Chuyên gia đưa 3 khuyến cáo giúp phòng chống cúm A/H5N1
Bác sĩ hướng dẫn cách giúp trẻ thoát hiểm khi hóc dị vật đường thở
Miền Bắc trở lạnh, bác sĩ chuyên khoa lưu ý gì về bệnh viêm đường hô hấp cấp ở trẻ nhỏ?
Cảnh báo 4 bệnh trẻ nhỏ thường mắc vào dịp đầu năm
Học cách sống chung với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Dấu hiệu đặc trưng và cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm ngày Tết
Nữ sinh viên năm nhất vô tình phát hiện buồng trứng đa nang, bác sĩ đưa lời cảnh báo
Gia tăng người nhập viện do bệnh tim mạch: Phòng tránh thế nào khi trời trở lạnh?
Người già và trẻ nhỏ mắc cúm A tăng đột biến: Dấu hiệu nào nhận biết, phòng bệnh thế nào?
Mỏi mắt tìm sữa chuẩn cho con, hợp túi tiền cho mẹ
Vì sao chơi thể thao khi trời lạnh dễ bị đột quỵ?
Báo động ngộ độc thuốc lá điện tử, bác sĩ đề xuất cấm khẩn cấp
Nguy cơ sâu răng sớm ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị nhanh phục hồi
Hệ thống tiêm chủng VNVC được vinh danh uy tín nhất 2023
Cha mẹ thường ép trẻ đi tất khi ngủ nhưng lại không hay biết sự thật này
Viêm loét da vì tự ý mua thuốc điều trị kiến ba khoang
Gia tăng 20 - 30%, làm gì để tránh đột quỵ khi trời trở lạnh?
Báo động trẻ bị ngộ độc thuốc và hóa chất tại nhà: Phòng thế nào, xử lý ra sao?
Ăn bao nhiêu thịt mỗi ngày để tốt cho sức khỏe?
Xem thêm