Thứ ba, 21/05/2024 18:59
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 12/02/2018 09:05

Công ty không đóng bảo hiểm cho nhân viên phải làm sao?

Công ty cố tình né tránh trách nhiệm, bạn có thể làm đơn gửi lên cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu can thiệp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Hỏi: Sau gần một năm làm việc, tôi mới biết công ty không đóng bảo hiểm cho tôi như đã thỏa thuận. Xin hỏi, nếu bây giờ tôi khởi kiện thì những "kịch bản" gì xảy ra?

(Cao Thủy)

baohiemxahoi-1517826637_500x300

Trả Lời: Theo thông tin cung cấp, bạn và công ty đã ký hợp đồng lao động trong đó có thỏa thuận về việc đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên trên thực tế công ty không thực hiện, do đó trước hết, bạn cần trao đổi trực tiếp với lãnh đạo.

Trường hợp công ty cố tình né tránh trách nhiệm, bạn có thể làm đơn gửi lên cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu can thiệp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Theo điểm d khoản 1 điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính, mức phạt tiền tối đa với lĩnh vực bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội là 75 triệu đồng.

Khoản 3 Điều 26 Nghị định 95/2013/ NĐ-CP quy định: Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn buộc: (1) truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 điều này; (2) buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 điều này.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Việc các cá nhân, doanh nghiệp cố tình trốn tránh nghĩa vụ đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho người lao động có thể bị xử phạt rất nặng. Điều 216 Bộ luật hình sự 2015 về Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động quy định:

- Người vi phạm có thể bị phạt tiền đến một tỷ đồng hoặc phạt tù đến bảy năm; đồng thời người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một đến 5 năm tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.

- Đối với pháp nhân thương mại, nếu vi phạm quy định này còn có thể bị xử phạt từ 200 triệu đến 3 tỷ đồng.

Thạc sĩ, Luật sư Phạm Thanh Bình/ Theo VNE

Mồ côi bố mẹ, nam thanh niên 'khuyết tật' đang từng ngày vật lộn với bệnh tim
Ông nội nhọc nhằn níu giữ sự sống cho cháu trai mắc bệnh tan máu bẩm sinh
Nhặt ve chai nuôi vợ con tâm thần, lo cháu ngoại ăn học
Mẹ con tật nguyền mưu sinh trong ngôi nhà chưa đầy 10m2
Mỗi tuần một địa chỉ nhân đạo giúp 10 gia đình nghèo ổn định cuộc sống
Vợ bệnh tật hơn 6 năm chăm chồng bị liệt
Bé trai 6 tuổi mắc xơ gan hiếm gặp, mất 200 triệu đồng vẫn đau đớn từng ngày
Éo le phận đời 4 chị em mất mẹ giữa những ngày mưa lũ
Xem thêm