Thứ năm, 16/05/2024 06:17
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 27/11/2017 08:15

Con cái có quyền nhận tài sản thừa kế từ cha mẹ như thế nào?

Các con có quyền nhận tài sản thừa kế như thế nào, khi bố mất và không để lại di chúc?

Con cái có quyền nhận tài sản thừa kế từ cha mẹ như thế nào?

Bố tôi mất lâu rồi. Mẹ tôi vừa mất cách đây hai tháng. Tài sản của bố mẹ tôi cũng chỉ có 1 ngôi nhà 4 tầng ở mặt đường phố cổ và không có di chúc gì cả. Anh cả tôi viện cớ con trưởng nên cái nhà ấy thuộc về anh ấy, anh ấy sẽ ở và thờ cúng bố mẹ, và nói rằng chị tôi là con gái thì về nhà chồng rồi không có phần, tôi thì làm ăn xa không có điều kiện trông coi nhà cửa và hương hỏa. Nhưng tôi thấy như vậy là không công bằng.

Nay tôi muốn có vốn làm ăn nên muốn chia tài sản. Vậy, thưa Luật sư, pháp luật quy định tôi có quyền nhận tài sản thừa kế hay không?

Hoàng Thành (Long An)

1

Pháp luật quy định con cái được nhận thừa kế do cha mẹ để lại (Ảnh minh họa)

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 610 BLDS thì: “Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”. Do đó, bạn cũng như anh trai và chị gái đều có quyền bình đẳng trong việc hưởng di sản từ bố mẹ của mình. Những lý do mà anh bạn đưa ra là hoàn toàn không hợp lý và không hợp pháp.

-> Không có tên trong di chúc, con riêng có được chia di sản thừa kế?

Trong trường hợp của bạn, do bố mẹ bạn không có di chúc nên việc chia thừa kế sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 651 BLDS quy định những người được hưởng thừa kế theo pháp luật tuân theo thứ tự về hàng thừa kế. Trong đó quy định hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản thừa kế bằng nhau. Tuy nhiên, trong các trường hợp sau đây thì không được quyền hưởng di sản:

- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

- Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

thumbnail (2)_600x423

Luật sư Đặng Thành Chung - Công Ty Luật An Ninh (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội)

Khi phân chia di sản, pháp luật cũng quy định: “Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.”

Như vậy, áp dụng các quy định trên vào trường hợp của bạn thì bạn và anh chị của mình đều thuộc diện hưởng thừa kế theo hàng thứ nhất, có quyền hưởng phần di sản thừa kế bằng nhau, trừ trường hợp không được quyền hưởng di sản. Căn nhà mà bố mẹ bạn để lại sẽ được chia thành 3 phần bằng nhau cho 3 người con và các bạn có thể thỏa thuận việc phân chia căn nhà đó theo quy định phân chia tài sản đã nêu ở trên.

Video Giúp việc bạo hành bé gần 2 tháng tuổi

P.V  
Mồ côi bố mẹ, nam thanh niên 'khuyết tật' đang từng ngày vật lộn với bệnh tim
Ông nội nhọc nhằn níu giữ sự sống cho cháu trai mắc bệnh tan máu bẩm sinh
Nhặt ve chai nuôi vợ con tâm thần, lo cháu ngoại ăn học
Mẹ con tật nguyền mưu sinh trong ngôi nhà chưa đầy 10m2
Mỗi tuần một địa chỉ nhân đạo giúp 10 gia đình nghèo ổn định cuộc sống
Vợ bệnh tật hơn 6 năm chăm chồng bị liệt
Bé trai 6 tuổi mắc xơ gan hiếm gặp, mất 200 triệu đồng vẫn đau đớn từng ngày
Éo le phận đời 4 chị em mất mẹ giữa những ngày mưa lũ
Xem thêm