Thứ tư, 15/05/2024 23:53
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 17/11/2017 08:42

Không có tên trong di chúc, con riêng có được chia di sản thừa kế?

Bạn đọc Nguyễn Hưng (Hải Dương) đề nghị luật sư tư vấn, khi chia di sản thừa kế có phân biệt con chung và con riêng không?

Nội dung yêu cầu của bạn đọc tóm tắt như sau: Trong di chúc, chồng tôi không để lại tài sản cho con chung của chúng tôi mà dành hết cho vợ cả và các con của vợ cả. Tôi và anh ấy sống chung với nhau từ năm 2001, có hai đứa con nhưng không đăng ký kết hôn. Trước khi ở với tôi, anh ấy có một người vợ và có hai con chung. Thời gian vừa qua, chồng tôi mất và có di chúc để lại toàn bộ tài sản cho người vợ trước và hai con của họ. Xin hỏi con tôi không có tên trong di chúc thì có được chia thừa kế hay không?

anh_9

Ảnh minh họa

Liên quan đến vấn đề anh (chị), chúng tôi trịch dẫn một số điều của Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:

Thứ nhất, quyền lập di chúc của cá nhân

"Quyền thừa kế: Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc" (Điều 609).

Như vậy, chồng chị có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, để lại tài sản của mình cho người thừa kế.

Thứ hai, con riêng có được chia di sản thừa kế, khi không có tên trong di chúc?

Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

"1- Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó: (a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; (b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

2- Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này" (Điều 644).

Pháp luật dân sự không phân biệt quyền thừa kế của con trong giá thú hay con ngoài giá thú. Bởi vậy, nếu chị có đầy đủ chứng cứ chứng minh hai đứa con là con chung của chị và chồng chị, các con vẫn được pháp luật bảo vệ quyền được hưởng thừa kế.

Nếu hai con của anh (chị) đều chưa thành niên, theo quy định của pháp luật, các con vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật cho dù chồng chị không chia tài sản trong di chúc.

Do đó, chị có quyền yêu cầu người vợ trước chia di sản của chồng cho cả hai con của mình. Nếu không thỏa thuận được, chị có thể khởi khởi kiện tại tòa án nhân dân huyện để đòi lại quyền, lợi ích hợp pháp cho các con mình.

Luật sư Nguyễn Minh Hải - Công ty Luật TNHH Everest (Tổng đài tư vấn 1900 6198)

Mồ côi bố mẹ, nam thanh niên 'khuyết tật' đang từng ngày vật lộn với bệnh tim
Ông nội nhọc nhằn níu giữ sự sống cho cháu trai mắc bệnh tan máu bẩm sinh
Nhặt ve chai nuôi vợ con tâm thần, lo cháu ngoại ăn học
Mẹ con tật nguyền mưu sinh trong ngôi nhà chưa đầy 10m2
Mỗi tuần một địa chỉ nhân đạo giúp 10 gia đình nghèo ổn định cuộc sống
Vợ bệnh tật hơn 6 năm chăm chồng bị liệt
Bé trai 6 tuổi mắc xơ gan hiếm gặp, mất 200 triệu đồng vẫn đau đớn từng ngày
Éo le phận đời 4 chị em mất mẹ giữa những ngày mưa lũ
Xem thêm