Thứ sáu, 17/05/2024 09:57
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 14/03/2017 11:26

Con bị viêm màng não, hoại tử xương tai vì sai lầm này

Mỗi khi thời tiết thay đổi đột ngột, tình trạng khò khè, ngạt mũi, cảm cúm hay sốt nhẹ là một trong những triệu chứng phổ biến thường gặp ở con trẻ. Biện pháp rửa mũi bằng nước muối sinh lý được nhiều mẹ áp dụng để vệ sinh mũi cho con, tuy nhiên nó lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe mà các bậc cha mẹ cần biết.

Sai lầm do tự ý nhỏ thuốc và rửa mũi cho con

Chị Khanh (Đội Cấn, Hà Nội) cho biết thời gian gần đây thấy con kêu đau trong tai, đưa đi khám thì phát hiện con bị viêm tai giữa. Được biết, chị Khanh trước đó rất hay rửa mũi cho con mỗi khi con có các biểu hiện viêm mũi, cảm cúm. Chị cứ nghĩ làm như thế giúp con bớt khó chịu, nhanh khỏi bệnh. Tuy nhiên, đến lúc đi khám thì mới ngã ngửa khi bác sĩ phát hiện con chị bị viêm tai giữa, trong tai có mủ. Nguyên nhân được xác định là do sổ mũi lâu dần dẫn đến viêm tai giữa.

con-bi-viem-mang-nao-hoai-tu-xuong-tai-vi-sai-lam-nay-giadinhonline.vn 1

Rửa mũi không đúng cách sẽ khiến trẻ bị viêm tai giữa, lâu ngày không được điều trị triệt để sẽ gây biến chứng như viêm màng não, hoại tử xương tai

Trường hợp của chị Khanh không phải là hiếm gặp, vì có rất nhiều bà mẹ đã áp dụng cách vệ sinh và nhỏ mũi như vậy, do không theo chỉ định và sai cách nên con bị viêm tai giữa. Việc phát hiện viêm tai giữa ở trẻ trong giai đoạn đầu thường rất khó vì bệnh này có biểu hiện gần giống các bệnh hô hấp thông thường như sổ mũi, cảm cúm, nóng sốt, hay quấy khóc…

Nếu các bậc cha mẹ chủ quan tự chữa, lâu ngày sẽ khiến bệnh trở nặng và kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa mạn tính, viêm xương chũm, viêm màng não và Cholesteatone (tức xương tai bị hoại tử).

Cách rửa mũi đúng cho trẻ

Đầu tiên, mẹ đặt trẻ nằm nghiêng đầu sang 1 bên sao cho phần đầu thấp hơn phần chân. Nhẹ nhàng bóp 1-2 giọt nước muối cho mỗi bên mũi. Dùng khăn mềm thấm nước muối và phần dịch mũi chảy ra. Trong những trường hợp dịch mũi đặc sệt, mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi cho trẻ.

Theo các bác sĩ khoa nhi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, việc sử dụng thuốc nhỏ mũi làm co mạch để thông mũi hầu như không cần thiết. Vì vậy, nếu có ý định vệ sinh mũi cho trẻ, mẹ chỉ nên sử dụng nước muối sinh lý thông thường. Trong trường hợp trẻ bị nghẹt mũi nặng, mẹ nên tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia để lựa chọn loại thuốc nhỏ mũi phù hợp với độ tuổi của trẻ. Không nên tự ý mua thuốc cho trẻ.

Khi rửa mũi cho trẻ, nhất là trẻ sơ sinh, mẹ không nên dùng xi-lanh, kể cả loại nhỏ. Nên sử dụng bình rửa mũi chuyên dụng với áp lực chuẩn được bán rộng rãi ở các nhà thuốc bệnh viện uy tín.

Ngoài ra, theo khuyến cáo, mẹ không nên quá lạm dụng việc rửa mũi cho trẻ, chỉ nên áp dụng cho những trường hợp trẻ bị sụt sịt hoặc bị nghẹt mũi. Những trường hợp thông thường, mũi của bé sẽ có cơ chế tự làm sạch riêng. Rửa mũi thường xuyên sẽ làm mất đi lớp nhầy tự nhiên tạo độ ẩm và ngăn ngừa bụi bẩn trong khoang mũi, càng làm tăng nguy cơ gây khô mũi, viêm mũi. Thậm chí, nhiều trường hợp rửa mũi cho trẻ quá thường xuyên có thể gây teo niêm mạc mũi, ảnh hưởng chức năng khứu giác của trẻ.

Video cách rửa mũi đúng, an toàn cho trẻ

Nhận biết sớm dấu hiệu ho gà ở trẻ

Phương Vũ

Tags:
  • Tin liên quan
4 lý do đàn ông lười “yêu”
Cưới chồng 3 năm không thể mang thai, bác sĩ kết luận do thói quen từ 10 năm trước
Ăn trứng vịt lộn có thực sự giúp quý ông “sung mãn”?
Nam giới ăn giò lợn, chân dê tăng cường 'chuyện ấy' được không?
8.000 trẻ em Việt mắc bệnh tan máu bẩm sinh mỗi năm: 'Đau đầu' bài toán sức khoẻ giống nòi
Phụ nữ sau tuổi 30 kiểm tra ngay 4 điều này để phòng ngừa bệnh tật
Vỡ thai ngoài tử cung do chủ quan: Bác sĩ chuyên khoa nói gì?
Cảnh báo “dọn” bikini quá thường xuyên làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khó chịu tái phát
Thói quen khi tắm khiến phụ nữ mắc bệnh phụ khoa
Quyết sang trời Tây học tập, nữ tiến sĩ hối hận khi ngày trở về không thể sinh con
Căng thẳng làm giảm khả năng mang thai của phụ nữ?
Chuyện 'yêu' ở người cao tuổi: Bao nhiêu là đủ?
Ngân hàng tinh trùng: Giúp nam giới đảm bảo khả năng sinh sản trong tương lai
Vì sao các cặp đôi sắp sinh con đều thích ăn dâu tây?
Nam giới có con ở độ tuổi nào là tốt nhất?
Phát bệnh vì kiêng cữ sau sinh theo tục lệ dân gian
Uống thuốc tránh thai lùi ngày 'đèn đỏ' được không?
Mất hứng “chuyện ấy” sau sinh con
'Kiêng' để dự trữ tinh trùng: Nên không?
Dùng thuốc tiêm tránh thai làm tăng nguy cơ u não gấp 5 lần
Xem thêm