Thứ ba, 17/09/2024 14:42     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 12/08/2024 16:01

Co giật nguy kịch sau khi uống rượu ngâm rễ cây

Sau uống rượu, hai người đàn ông xuất hiện kích thích, co giật, gọi hỏi không trả lời kèm tím tái toàn thân nên đã được gia đình đưa đi cấp cứu.

Bác sĩ Nguyễn Thành Đô, Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, cho biết vừa qua đơn vị này vừa tiếp nhận 2 bệnh nhân nam (trú tại Văn Quan, Lạng Sơn) vào viện trong trạng thái co giật, hôn mê sâu và ngừng thở.

Theo người nhà, trước khi vào viện, những người này sử dụng rượu ngâm rễ cây, nghi ngờ là rễ cây hồi, gia đình sử dụng để xoa bóp.

Sau đó, họ xuất hiện dấu hiệu kích thích, co giật, gọi hỏi không trả lời kèm tím tái toàn thân nên gia đình đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Rượu, rễ cây Hồi hai bệnh nhân đã sử dụng để uống (Ảnh: BVCC)

Bác sĩ Nguyễn Thành Đô cho biết các bệnh nhân này được chẩn đoán ngộ độc cấp tính, diễn biến phức tạp, nguy cơ tử vong cao. Kết quả xét nghiệm cho thấy tình trạng suy đa tạng, tiêu cơ vân cấp, toan chuyển hóa nặng, tổn thương não.

Sau 3 ngày điều trị, hai bệnh nhân thoát hôn mê, dấu hiệu toan chuyển hóa hồi phục và đã được rút ống nội khí quản, nhưng tình trạng tiêu cơ vẫn còn nặng nề, nguy cơ suy thận tiến triển.

Bệnh nhân đang được cấp cứu tại bệnh viện (Ảnh: BVCC)

Theo bác sĩ Đô, thân, rễ, lá của cây hồi có chất Veranisatin, nếu sử dụng nhiều, kéo dài, đặc biệt sử dụng cùng rượu đường uống sẽ dẫn đến tình trạng tổn thương các tế bào thần kinh gây hôn mê, co giật và có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo người dân không sử dụng các loại thực vật không rõ nguồn gốc, độc tính. Không dùng các loại thực vật ngâm rượu xoa bóp để uống, chế biến đồ ăn, không nên uống rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính hay rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân. Đồng thời, không nên uống rượu khi không biết đó là rượu gì, rượu không có nguồn gốc, rượu không công bố tiêu chuẩn chất lượng, khi đang đói, mệt hoặc đang uống thuốc điều trị.

Khi có triệu chứng ngộ độc như nôn, buồn nôn, đau bụng, đại tiện phân lỏng hay đặc biệt như hôn mê, co giật, mất ý thức, phải tới ngay cơ sở y tế gần nhất để điều trị, tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Thúy Ngà  
Hạn sử dụng bánh trung thu bao lâu, còn thừa phải bảo quản thế nào?
Lo sợ ảnh hưởng thai nhi, mẹ bầu tìm cách 'trốn' bác sĩ
Cách giảm đường huyết từ 13 về 6.6mmol/l chỉ sau 3 tháng
Thực hư bổ sung vitamin tổng hợp làm tăng nguy cơ tử vong
Hút chân không thực phẩm cứu trợ lũ lụt dễ sinh vi khuẩn cực độc
Nguy cơ mắc 'bệnh khó nói' khi dầm mình trong nước lũ
Tích trữ đồ ăn phòng lũ biết 7 điều này để đảm bảo an toàn
2 mẹ con cùng mắc ung thư sau thời gian dùng khung lốp xe ô tô làm bếp nướng
Khuyến cáo người dân không dùng gia cầm chết chế biến thực phẩm
Bị vảy nến 20 năm, anh Thái đã hết tự ti nhờ…
Việc cần làm để an toàn, phòng chống dịch bệnh mùa lũ
Làm gì để phòng bệnh ngoài da khi lội nước?
81 tuổi không lo thiếu máu cơ tim, suy tim nhờ cách này
5 bệnh thường gặp sau mưa bão, biết những điều này để an toàn cho cả nhà
Thường xuyên thức giấc lúc 3 - 4 giờ sáng là chứng bệnh gì?
 Chi 20 triệu đồng trị mụn theo 'bác sĩ mạng', chưa đầy 3 ngày cô gái trẻ nhập viện trong ấm ức
Sai lầm khi đập trứng vào bát gây nguy hại cả nhà
Vắc xin trọn đời: Tiêm chủng không bao giờ là muộn
Người bị bệnh thủy đậu kiêng gì để mau lành bệnh?
'Căng da bụng, chùng da mắt' có thể là dấu hiệu bệnh nguy hiểm
Xem thêm