Thứ sáu, 13/09/2024 15:46     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 06/09/2024 07:00

"Căng da bụng, chùng da mắt" có thể là dấu hiệu bệnh nguy hiểm

Khi ăn no, máu sẽ dồn xuống thúc đẩy quá trình tiêu hóa ở dạ dày, dẫn đến lượng máu lên não giảm, gây buồn ngủ, mệt mỏi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng "căng da bụng, chùng da mắt" có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm.

Vì sao có hiện tượng “căng da bụng, chùng da mắt”?

Sau khi ăn no, chúng ta có cảm giác buồn ngủ, đặc biệt là buổi trưa, đây là phản ứng bình thường của cơ thể. Trong cơ thể người, hai bộ phận tiêu tốn nhiều năng lượng nhất chính là bộ não và ruột. Sau khi ăn xong, năng lượng trong cơ thể con người sẽ được dồn xuống hệ tiêu hóa. Khối lượng lớn máu được đẩy xuống dạ dày để co bóp, thúc đẩy quá trình tiêu hóa nên lượng máu lên não bộ và các cơ quan khác sẽ bị giảm đi. Đây là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng buồn ngủ sau khi ăn no.

Cơn buồn ngủ sẽ nghiêm trọng hơn nếu bữa ăn bao gồm các món có nhiều chất ngọt và tinh bột. Do thức ăn đi xuống ruột nhanh, nồng độ chất insulin tăng lên cao khiến lượng đường trong máu hạ thấp. Thức ăn ngọt và tinh bột kích thích não sản xuất một lượng lớn chất dẫn truyền thần kinh serotonin gây cảm giác buồn ngủ.

Ảnh minh họa

Một số bệnh nguy hiểm ẩn sau tình trạng buồn ngủ ngay sau khi ăn

Mặc dù tình trạng “căng da bụng, chùng da mắt” thường là hiện tượng bình thường xảy ra ở rất nhiều người sau khi ăn. Tuy nhiên, đó cũng có thể là dấu hiệu cơ thể đang gặp một số bệnh nguy hiểm.

Bệnh tiểu đường

Người mắc bệnh tiểu đường tiết insulin không đủ, dễ dẫn đến lượng đường trong máu “mất kiểm soát” sau khi ăn. Sau khi ăn, lượng đường trong máu tăng nhanh khiến nhiều bệnh nhân tiểu đường cảm thấy buồn ngủ nhanh và khó chống đỡ hơn người bình thường.

Ngoài ra, nếu ăn quá nhiều carbohydrate cùng một lúc cũng rất dễ khiến lượng đường trong máu tăng đột ngột. Các thụ thể insulin trong tế bào không còn nhận được insulin và glucose dư thừa sẽ tích tụ trong máu. Đồng thời, tuyến tụy vẫn tiết ra insulin. Các cơ quan trong cơ thể con người không được nghỉ ngơi, bị quá tải và hoạt động quá mức, cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi và uể oải.

Hơn nữa, ở những bệnh nhân tiểu đường lâu năm có thể khiến chức năng não bị suy giảm, điều đó sẽ dễ gây nên trạng thái mệt mỏi, buồn ngủ sau khi ăn no.

Suy giáp

Bệnh lý suy giáp làm giảm khả năng sản xuất hormone của cơ thể. Có quá ít hormone tuyến giáp làm ảnh hưởng đến nồng độ serotonin trong não và dễ gây chán nản, mệt mỏi, buồn ngủ, trí nhớ kém, phản ứng chậm. Nhất là vào thời điểm ăn no, hormone tuyến giáp để đáp ứng nhu cầu trao đổi, hoạt động của cơ thể trong khi hoạt động tiêu hóa cần nhiều năng lượng nên sẽ muốn nghỉ ngơi.

Bệnh tim

Nếu lượng máu cung cấp không đủ sẽ dẫn đến thiếu oxy lên não và giảm hoạt động của hệ thần kinh dẫn đến không thể tỉnh táo. Các triệu chứng buồn ngủ thường xuyên cũng có thể là vấn đề với chức năng tâm thu của tim. Trong khi đó, khi ăn no thì máu sẽ dồn xuống thúc đẩy quá trình tiêu hóa ở dạ dày và thiếu máu đến các cơ quan khác, bao gồm cả tim hãy não.

Ảnh minh họa

Huyết áp thấp

Người bị huyết áp thấp vốn dễ mệt mỏi, buồn ngủ. Sau khi ăn no hormone thay đổi, dẫn tới rối loạn chức năng trong hệ thần kinh khiến các cơ bị co thắt nên sẽ khó chống đỡ cơn buồn ngủ. Hạ huyết áp sau bữa ăn còn là căn bệnh đặc trưng của người cao tuổi và có thể kèm theo chóng mặt.

Xơ cứng mạch máu não

Xơ cứng mạch máu não là hiện tượng xuất hiện quá nhiều lipid trên thành động mạch não, làm tổn thương thành mạch hoặc làm mạch máu mất tính đàn hồi, lòng mạch quá hẹp làm giảm lượng máu cung cấp cho mô não...

Những người bị xơ cứng mạch máu sẽ không thể cung cấp đủ lượng máu cho não, sau khi ăn no máu sẽ có xu hướng dồn vào dạ dày vì vậy tình trạng thiếu oxy não càng trầm trọng hơn, gây ra triệu chứng buồn ngủ sau khi ăn no.

Lá lách suy yếu

Sau khi ăn cơm no cảm thấy buồn ngủ cũng có thể là lá lách có vấn đề. Sau bữa ăn, công việc của lá lách đột ngột tăng lên, hệ thống sẽ cần nhiều khí và máu hơn để hỗ trợ tiêu hóa, hấp thụ và vận chuyển chất dinh dưỡng. Từ đó, việc cung cấp khí và máu cho các cơ quan khác sẽ giảm đi, và não cũng sẽ xuất hiện buồn ngủ.

Do đó, nếu hiện tượng buồn ngủ nghiêm trọng xảy ra sau ăn xuất hiện thường xuyên đi kèm với một số triệu chứng khác thì phải hết sức cảnh giác. Hãy đi kiểm tra bởi rất có thể liên quan đến một số bệnh nguy hiểm.

Phương Anh (Theo Sohu)  
2 mẹ con cùng mắc ung thư sau thời gian dùng khung lốp xe ô tô làm bếp nướng
'Căng da bụng, chùng da mắt' có thể là dấu hiệu bệnh nguy hiểm
Hiểu về viêm thanh quản mạn và cách cải thiện hiệu quả
Viêm gân cơ trên vai, bệnh lý ngày càng phổ biến của người Việt
Bệnh thủy đậu lây qua những con đường nào?
Asen là gì, tại sao nước có asen?
Bộ Y tế: Thông tin xử phạt người độc thân là 'sai sự thật, cố tình xuyên tạc'
Người phụ nữ nhiễm 5 loại giun sán vì món ăn nhiều người ưa thích
Uống dầu cá giảm cân được không?
3 thay đổi ở mũi cảnh báo bệnh hiểm nghèo
Đổ mồ hôi có đốt cháy calo, giảm béo không?
5 dấu hiệu trên bàn tay cảnh báo vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng
Người già có nên giảm cân không, duy trì cân nặng thế nào?
33 tuổi bị đột quỵ do dùng thuốc theo “kinh nghiệm” của người chuyển giới
Mắc ung thư do tự ý dùng thuốc sau chuyển giới
5 thói quen âm thầm gây hại cho 'não bộ', đặc biệt điều số 3
Hết sạn thận, tiểu bọt, cải thiện chức năng thận hiệu quả
Người già ngủ trưa không quá 60 phút, chú ý 4 điều tránh nguy cơ suy tim
Người già đang quá lo lắng bệnh tật
Hành trình vượt ngàn cây số giành lại đôi chân cho con mắc ung thư xương
Xem thêm