Chủ nhật, 15/09/2024 06:00     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 15/09/2024 06:00

Nguy cơ mắc "bệnh khó nói" khi dầm mình trong nước lũ

Phụ nữ ở trong môi trường ngập lụt có dễ bị viêm nhiễm âm đạo. Vấn đề này tuy rất thực tế nhưng nhiều chị em ngại không dám nói ra.

Âm đạo và hệ thống sinh sản của phụ nữ phát triển khả năng tự bảo vệ nên mặc dù khả năng nước mưa xâm nhập vào là tương đối thấp nhưng nguy cơ vẫn tồn tại.

Bác sĩ Phan Hoàng Anh Đào, giám đốc phòng khám Hội KHHGĐ thành phố Đà Nẵng cho biết không phải ai sống nhiều ngày trong môi trường ngập lụt cũng đều có nguy cơ bị viêm nhiễm âm đạo.

“Âm đạo sẽ tự đóng chặt lại khi không có sự kích thích hay tác động. Nước ở ngoài môi trường khó thể xâm nhập và đi ngược sâu vào môi trường bên trong gây viêm. Hơn nữa, bên trong âm đạo phụ nữ là vùng vi sinh vật quan trọng trong cơ thể con người. Có nhiều loại vi khuẩn và nhiều loại dịch tiết bảo vệ bên trong, có thể xác định và tiêu diệt vi trùng và bảo vệ cơ thể” – Bác sĩ Đào nói.

Bác sĩ Phan Hoàng Anh Đào khám phụ khoa cho bệnh nhân

Tuy nhiên, theo bác sĩ Đào, đối với những phụ nữ ngâm nước mưa lâu ngày, đặc biệt là những người đang trong thời kỳ kinh nguyệt, vùng chậu và vùng kín ở trạng thái nửa hở đỏ, sưng tấy nên dễ bị viêm nhiễm hơn.

Ngoài ra, khả năng miễn dịch của cơ thể trong thời kỳ kinh nguyệt của phụ nữ cũng bị suy yếu, thấp hơn bình thường và có nhiều khả năng gây nhiễm trùng ở hệ thống sinh sản.

Bác sĩ Đào cho biết, khi có mưa lũ lớn, lũ lụt sẽ mang theo rác thải, xác động vật, một lượng lớn vi khuẩn, thậm chí cả vi khuẩn ngoại lai và các vi sinh vật gây bệnh như phân người, phân động vật sẽ tiếp xúc với nước mưa, nguy cơ nhiễm trùng hệ thống sinh sản nữ sẽ tăng lên đáng kể. Nó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng phụ khoa như viêm âm đạo do vi khuẩn, virus hoặc nấm.

Bác sĩ Đào khuyên trong những ngày mưa bão lớn, chị em làm mọi cách để tránh lội nước và tránh xa những vùng trũng. Nếu việc lội xuống nước là điều không thể tránh khỏi hoặc đã xảy ra thì phải thực hiện việc bảo vệ cá nhân và vệ sinh vùng kín ngay sau đó.

Bác sĩ Đào cũng lưu ý rằng: “Trong trường hợp bình thường chỉ cần vệ sinh âm hộ chứ không cần vệ sinh bên trong. Nếu thực sự cần vệ sinh bên trong âm đạo thì không nên tự mình làm sạch. Hãy đến phòng khám, bệnh viện để được vệ sinh chuyên khoa, tránh việc vệ sinh không đúng cách gây mất cân bằng vi khuẩn bên trong và dẫn đến nhiễm trùng”.

Bảo vệ sức khỏe sinh sản thế nào trong môi trường ngập lụt?

Âm đạo là bộ phận mỏng manh của phụ nữ cần được chú ý nhiều hơn sau khi ngâm trong nước nhiều ngày.

Theo bác sĩ Đào chị em nên thực hiện các biện pháp dưỡng:

Chú ý vệ sinh hàng ngày, giữ cho âm đạo khô ráo, thoáng mát, tránh “ngâm nước lâu” trở lại;

Giữ ấm để tránh bị bệnh, đặc biệt tránh bị cảm lạnh ở bắp chân, bụng và lưng để tránh cảm lạnh;

Tránh thức khuya, làm việc quá sức và uống rượu để tránh suy giảm sức đề kháng;

Đặc biệt chú ý đến các triệu chứng bất thường.

“Khi xuất hiện các triệu chứng khó chịu như ngứa âm hộ, tăng tiết dịch, viêm âm đạo, hãy đến bệnh viện để khám kịp thời và điều trị triệu chứng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ” – Bác Đào cho hay.

Thùy Linh  
Nguy cơ mắc 'bệnh khó nói' khi dầm mình trong nước lũ
Chết lặng khi nghe bác sĩ thông báo có thai ở tuổi 50
Bị nhân xơ tử cung nên ăn gì và kiêng gì?
Thai phụ vào viện cấp cứu do biến chứng “nâng cấp” vòng 3
Khô hạn vùng kín: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
Tại sao phụ nữ càng hiện đại càng ngại sinh con?
Cô gái trẻ nhận tin sốc trước ngày du học
'Chuyện ấy' nhiều làm giảm tuổi thọ?
Áp dụng công nghệ AI đánh giá chất lượng tinh trùng, tăng hiệu quả cho IVF
4 lối sống không lành mạnh ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng sinh sản
Sự thật phụ nữ mãn kinh muộn sống lâu hơn, kéo dài thời gian này bằng cách nào?
Hóa chất trong mỹ phẩm làm tăng nguy cơ biến chứng khi mang thai
Sinh mổ lần thứ 7 ở tuổi 41: Bác sĩ khuyến cáo gì?
Vì sao đàn ông ốm nghén khi vợ mang thai?
Lạc nội mạc tử cung có nguy hiểm không?
Quan niệm sai lầm về 'chuyện ấy' nhiều quý ông tin răm rắp
Tuổi 40 khổ sở trên hành trình đi “tìm con'
Trẻ dậy thì sớm vì loại thực phẩm nhà nào cũng dùng hàng ngày
'Chuyện ấy' của phụ nữ tuổi 40
Thụ tinh ống nghiệm vẫn nằng nặc từ chối chuyển phôi vì... 'tháng cô hồn'
Xem thêm