Thứ tư, 02/07/2025 23:07     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 07/03/2025 15:48

Bác sĩ giải thích thế nào về việc bé trai 12 tuổi đột quỵ sau khi học bài?

Bé trai 12 tuổi hoàn toàn khỏe mạnh nhưng sau khi học bài xong thì xuất hiện triệu chứng đau đầu, vã mồ hôi và rơi vào hôn mê.

Đại diện Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân 12 tuổi (tại Ba Vì, Hà Nội) mắc đột quỵ não.

Theo chia sẻ từ gia đình, trước khi nhập viện, bé trai có tiểu sử khỏe mạnh, không hay ốm đau. Hôm xảy ra sự việc, cháu bé học bài xong thì xuất hiện triệu chứng đau đầu. Thấy vậy, người bố ra hiệu thuốc gần nhà để mua thuốc giảm đau. Tuy nhiên, khi đang trên đường, anh nhận được cuộc gọi từ gia đình báo cháu bé diễn biến nặng.

"Khi quay về nhà, tôi thấy con bảo đau đầu dữ dội, người mồ hôi đầm đìa. Khi đưa con ra xe để lên viện cháu còn bị nôn", người bố nhớ lại.

Ngay lập tức gia đình liền đưa bé đến bệnh viện tuyến huyện, nhận thấy tình trạng nặng, bệnh viện liền chuyển bệnh nhân lên Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn.

Bệnh nhi bị đột quỵ sau cơn đau đầu dữ dội (Ảnh: Minh Nhật).

Tiếp nhận bệnh nhi, PGS.TS Phạm Hồng Đức, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh và Can thiệp tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cho biết, bệnh nhi nhập viện trong tình trạng hôn mê, Glasgow 6 điểm.

Thời điểm vào viện, bé đã hôn mê, phải thở máy nội khí quản. Kết quả chụp CT nhận thấy khối máu tụ lớn do vỡ khối dị dạng mạch máu não (AVM), tiên lượng nặng.

Qua chụp cắt lớp vi tính có tiêm thuốc cản quang, các bác sĩ xác định bệnh nhi bị vỡ mạch máu não vì dị dạng động tĩnh mạch não bẩm sinh.

Ngay lập tức, các bác sĩ đưa ra hướng can thiệp nút tắc mạch hoàn toàn dưới hướng dẫn chụp mạch máu số hóa xóa nền (DSA). Phương pháp này giúp loại trừ nguy cơ tái diễn vỡ mạch máu làm tăng nặng tổn thương. Sau can thiệp, bệnh nhi được theo dõi sát.

Theo bác sĩ Đức, ở người lớn đột quỵ xảy ra chủ yếu do các bệnh lý như xơ vữa mạch máu não, rung nhĩ, vỡ túi phình thì ở trẻ nhỏ do dị dạng mạch máu não. Đây là bệnh lý bẩm sinh và chỉ biết khi đi chụp cắt lớp sọ não.

Triệu chứng điển hình của dị dạng mạch máu là đau đầu dữ dội, động kinh, lên cơn co giật, nôn, buồn nôn, khó nói, không nói được, tăng huyết áp, ý thức lơ mơ, thậm chí hôn mê, bại liệt nửa người…

Biến chứng thường gặp nhất và nguy hiểm nhất của dị dạng mạch máu não là xuất huyết não, có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. 

Bác sĩ Đức khuyến cáo trong trường hợp trẻ có biểu hiện đau đầu hay động kinh cần đi khám và chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ sọ não. Nếu xác định có tổn thương dị dạng mạch não, các bác sĩ sẽ đánh giá mức độ tổn thương từ đó đưa ra phương án điều trị tối ưu nhất để ngăn ngừa vỡ mạch máu gây xuất huyết.

Thúy Ngà  
Vì sao ngồi nhiều gây đau lưng, có nguy hiểm không?
Bệnh nhân trẻ thoát nguy cơ đột tử sau cơn ngất xỉu nhờ một loại máy
Sán dây dài 3 mét trú ngụ gần 1 năm trong bụng nam thanh niên
Mua sữa cho con cha mẹ kiểm tra kỹ 4 thành phần quan trọng
Ngạt mũi kéo dài, nam thanh niên 26 tuổi bất ngờ phát hiện khối sỏi 3cm trong mũi
Hoảng hồn bắt giun rồng dài 70 cm trong bắp chân
Chủ quan với dấu hiệu này, người phụ nữ chết lặng khi bị ung thư vú
Nhầm tưởng của cha mẹ về 4 loại nước uống khiến răng trẻ bị bào mòn nhanh chóng
Nghĩ viêm da, đi khám mới biết đã xuất hiện 6 dấu hiệu ung thư vú nhưng chủ quan làm ngơ
Nặn mụn tưởng vô hại nhưng tiềm ẩn rủi ro, cần tránh vùng “tam giác tử thần” trên mặt
Nam thanh niên 24 tuổi nhập viện sau 30 phút sử dụng 'đồ tự chế'
Khối nghỉ hè 'cầu cứu' vì thú vui hát karaoke của phụ huynh
Cưới nhau hơn 1 năm không có con, đi khám bất ngờ nguyên nhân từ chồng
Nhiễm trùng huyết nhập viện sau khi dùng tay nặn mụn bọc
Cách chăm sóc đúng khi bé bị viêm da
Dầu ô liu có tốt không, dùng thế nào cho đúng?
Ăn trái cây thay bữa sáng có được không?
Thay đổi trên da tiết lộ sức khỏe nội tiết ở nữ giới
5 lần chia tay bạn gái vì 'chuyện khó nói của quý ông'
Ứng dụng công nghệ laser trong điều trị bệnh trĩ
Xem thêm