Thứ bảy, 28/09/2024 15:21     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 31/07/2014 14:10

Chớ lơ là khi trẻ hết sốt xuất huyết

Dịch sốt xuất huyết đang lây lan trên diện rộng, với số ca mắc và bệnh nhân mắc là trẻ em gia tăng. Dù trẻ đã hết sốt xuất huyết thì các bậc phụ huynh cũng chớ lơ là, vì sốt xuất huyết vẫn có thể tái phát.

Chớ lơ là khi trẻ hết sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết Dengue là bệnh nhiễm siêu vi cấp tính do 4 týp huyết thanh vi-rút Dengue gây ra. Loại bệnh tim mạch này có thể gây tử vong nhanh chóng và hiện vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có thuốc chủng ngừa.

Những triệu chứng chính của bệnh sốt xuất huyết gồm: sốt, xuất huyết dưới da, chảy máu mũi,chảy máu nướu răng, ói ra máu, tiểu ra máu, ói, đau bụng.

Vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 6, cơn sốt thường hạ khiến nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng con trẻ đã hết sốt. Nhưng thực ra đây có thể là lúc bệnh sốt xuất huyết chuyển sang một giai đoạn mới, nguy hiểm hơn. Chính vì thế các bậc phụ huynh phải đặc biệt lưu ý và theo dõi.

Những điều cấm kị khi chăm trẻ sốt xuất huyết

Cha mẹ tuyệt đối tránh cho trẻ uống những loại nước có màu đỏ, nâu, đen hoặc có ga như nước xá xị, nước trái cây sậm màu, nước củ dền, dưa hấu. Những loại nước như vậy sẽ khó nhận biết giữa chảy máu ở bao tử có màu nâu đỏ và nước trái cây khi trẻ có nôn ói.

cho-lo-la-khi-tre-het-sot-xuat-huyet--giadinhonline.vn 1

Nước hoa quả màu đỏ dễ khiến phụ huynh khó phân biệt giữa chảy máu ở bao tử có màu nâu đỏ và nước trái cây khi trẻ có nôn ói.

Cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu như cơm nhão, cháo, súp. Không để trẻ ăn những thức ăn quá nhiều dầu mỡ. Đồ ăn nhiều dầu mỡ sẽ khiến trẻ thấy đầy bụng, khó tiêu.

Cũng không nên cho trẻ ăn tiết canh vì trẻ sẽ đi ngoài phân có màu đen, dễ lầm tưởng bị xuất huyết tiêu hoá.

Những dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết trở nặng ở trẻ

Có 5 dấu hiệu trẻ trở nặng, các phụ huynh cần nhận biết sớm để đưa con đến bệnh viện ngay: Lừ đừ, li bì hoặc bứt rứt, ói nhiều, đau bụng nhiều, xuất huyết, tay chân mát, lạnh.

Cha mẹ nên cho con trẻ tái khám hàng ngày, có khi nhiều lần trong ngày, tuân thủ thực hiện các lời dặn của thầy thuốc.

Phương Vũ (tổng hợp)

Tags:
Vì sao người trẻ ngày nay thường 'mong manh' hơn thế hệ trước?
Gần 15.000 liều vắc xin sốt xuất huyết được tiêm trong 5 ngày
Bệnh gút: Các giai đoạn tiến triển và cách điều trị
Sữa non đạm thực vật giúp trẻ tăng cân khoa học đầu tiên tại Việt Nam
42/1000 phụ nữ sinh con ở tuổi vị thành niên
Phòng ngừa ung thư, kéo dài tuổi thọ nhờ ăn ớt cay
Những người giàu nhất thế giới chữa bệnh ở đâu?
Thai phụ 29 tuần chạy marathon 5 km: Nên không, bác sĩ nói gì?
Mỗi năm có thêm 3.000 ca phá thai ở tuổi vị thành niên
Top các phương pháp điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả
'Kẻ thù' thầm lặng đe doạ mẹ bầu suốt thai kỳ
Sau nhiều ngày mưa lớn, kiểm tra ngay 4 vị trí trong nhà tránh rước bệnh vào người
Việt Nam cần sớm đối phó với “đại dịch” thuốc lá mới
Bắn dây thun vào cổ tay: Nguy cơ tổn thương mạch máu, ảnh hưởng tâm lý
Đũa nhựa, đũa tre hay đũa gỗ tốt cho sức khỏe?
Đột quỵ não khi giao mùa: Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Kiệt sức, nhập viện tâm thần vì thức xuyên đêm… canh vợ
Sai lầm trong điều trị khiến dịch bệnh dễ bùng phát trong mùa bão lũ
Nhìn nếp nhăn ở cổ biết người thường xuyên sử dụng điện thoại
Rước họa vào thân do nhiều năm bất chấp giảm cân, nhuộm tóc
Xem thêm