Chủ nhật, 24/11/2024 06:00     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 29/07/2014 14:43

Dấu hiệu nhận biết sốt xuất huyết ở trẻ

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt xuất huyết sẽ giúp cha mẹ kịp thời đưa con đi khám và điều trị, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể khiến trẻ tử vong.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sốt xuất huyết mà cha mẹ cần chú ý:

Trẻ bị sốt cao đột ngột từ 39-41 độ C và sốt liên tục từ 2-7 ngày.

dau-hieu-nhan-biet-sot-xuat-huyet-o-tre-giadinhonline.vn 1

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt xuất huyết.

Khó hạ sốt, đau đầu dữ dội vùng trán.

Đau mỏi cơ, khớp.

Đau sau nhãn cầu, có thể có dấu hiệu phát ban.

Không kèm theo ho, sổ mũi, tiêu chảy.

Trẻ sơ sinh thường bỏ bú, quấy khóc...

Trẻ xuất hiện chấm xuất huyết ở da, chảy máu mũi, chảy máu chân răng, nôn ra máu, đi tiêu ra máu hoặc có vết bầm chỗ mũi tiêm tiêm thuốc.

Trẻ bị sốc, thường xảy ra từ ngày thứ 3-6 của bệnh, nhất là lúc trẻ đang sốt cao chuyển sang hết sốt, với biểu hiện: mệt, li bì hoặc vật vã; chân tay lạnh, tiểu ít và có thể kèm theo nôn hoặc đi ngoài ra máu.

Lưu ý: Trẻ từ 4-5 tuổi, những ngày đầu sốt phát ban nên dễ nhầm với sốt siêu vi hoặc sốt nhiễm trùng.

Cách chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết

Nếu ở thể nhẹ, cha mẹ có thể để trẻ chăm sóc ở nhà. Cha mẹ cần cho trẻ nghỉ ngơi, tránh để trẻ nô đùa, chạy nhảy.

Cha mẹ nên cho trẻ mặc quần áo thoáng, màu sáng để thoát nước.Cho trẻ uống nhiều nước hoa quả và ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu như súp, cháo, sữa...

Các thuốc được dùng

Thuốc hạ nhiệt: paracetamol: 15mg/kg thể trọng (750mg cho người 50kg), ngày: 2-3 lần.

Ưu tiên bù dịch bằng đường uống (oresol).

Truyền dịch theo chỉ định của bác sỹ.

Các thuốc cấm chỉ định

Không dùng aspirin cho cả người lớn và trẻ em (aspirin gây phù não và tăng độ acid gây xuất huyết tiêu hóa).

Không dùng kháng viêm không steroid (làm cho việc chảy máu trong sốt xuất huyết không cầm được).

Cách phòng tránh sốt xuất huyết ở trẻ

Cha mẹ nên cho trẻ nằm màn khi ngủ và mặc áo dài tay để không bị muỗi đốt.

Tích cực dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát.

Ở các khu vực chứa nước sinh hoạt, nên che đậy cẩn thận, có thể nuôi thả cá giúp diệt bọ gậy.

Xịt muỗi, phun thuốc muỗi để tiêu diệt muỗi.

Bổ sung những thực phẩm dinh dưỡng cần thiết, giúp trẻ nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa được bệnh tật.

Phương Vũ (tổng hợp)

Tags:
IVF thất bại có nên làm lại, kinh phí như thế nào?
Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?
Bệnh chàm có khỏi không, chữa đâu cho chuẩn?
Trên 60 tuổi nên duy trì thể dục hàng ngày nhưng tránh 6 động tác
Truy cập Internet tốc độ cao tăng nguy cơ béo phì
5 vật dụng trong nhà dễ trở thành 'ổ chứa' chất gây ung thư
4 cách phòng ngừa đột quỵ não mùa lạnh ai cũng cần biết
Mù mắt sau 1 đêm do thói quen nhiều người mắc
Cách cải thiện suy tim tại nhà an toàn, hiệu quả
3 người trong gia đình cùng bị nhiễm nấm da từ mèo hoang
Chữa khỏi bệnh nấm móng bằng cách nào?
Chuyên gia VinFuture “mổ xẻ” nguyên nhân đột quỵ ngày càng trẻ hóa
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Lạc nội mạc tử cung mang thai được không?
Kết hợp chặt chẽ viện - trường, đổi mới đào tạo bác sĩ nội trú để nâng chất lượng nhân lực y tế
Bí quyết hết đau lưng do gai cột sống của cô Miện
Gian nan căn bệnh 10 phụ nữ có 1 người mắc, 'cản bước' hành trình làm mẹ
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Xem thêm