Thứ ba, 21/05/2024 04:47
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 10/12/2016 14:36

Cách chữa viêm xoang hiệu quả bằng cây giao

Cây giao còn gọi là cây xương cá, cây nọc rắn, cây càng tôm, cây xương khô) thuộc họ thầu dầu. Loại cây này thường được trồng cùng với cây hoa quỳnh (nên người ta hay gọi “cây quỳnh cành giao”), có màu xanh lục, khi bẻ cành có nhiều mủ trắng chảy ra. Dân gian thường dùng cành giao để trị đau nhức, côn trùng đốt, chấn thương…

Cây giao được sử dụng phổ biến từ xưa đến nay để chữa đau răng, trị viêm, thúc sữa, trị đau nhức hay côn trùng đốt,…

Chữa viêm xoang bằng cây giao

– Chuẩn bị:

+ 15-20 đốt cây giao.

+1 ấm đun nước nhỏ (chỉ dùng để đun thuốc này thôi), một tờ giấy dài khoảng 50 cm: lưu ý không để ống giấy này quá ngắn hoặc quá dài tránh gây ra tác dụng không mong muốn hoặc không thu được kết quả như ý.

cach-chua-viem-xoang-hieu-qua-bang-cay-giao-giadinhonline.vn 1

Cây giao có tác dụng chữa viêm xoang rất hiệu quả


–Thực hiện

+ Quấn ống giấy một đầu to, một đầu nhỏ để thuận lợi khi dùng xông mũi.

+ Cho một chén nước vào ấm rồi cho số lượng đốt cây giao đã chuẩn bị trên vào ấm. Cách tốt nhất là nếu có thể thì bạn cắt ngay cây giao để lấy được mủ cây giao thì sẽ tăng hiệu quả lên rất nhiều.

+ Đặt lên bếp và đun lửa lớn, đến khi nước sôi và thấy hơi bốc ra thì hạ nhỏ lửa sao cho chỉ vừa đủ hơi thấy nhẹ bốc ra ở vòi ấm là được.

+ Sử dụng ống giấy đã quấn, đưa đầu lớn vào vòi ấm và đầu nhỏ vào mũi để hít.

+ Thời gian xông: nên xông 2 lần vào sáng và tối. Sau khi xông buổi sáng xong, bạn nên chừa phần thuốc đã xông lại. Vào buổi tối chỉ cần đun sôi thuốc cũ và bổ sung thêm vài đốt giao để đạt được hiệu quả tốt nhất. Chỉ dùng trong ngày, ngày hôm sau phải dùng lượng thuốc mới để hít.

+ Mỗi lần xông: đối với người lớn thì trong 2-3 lần đầu tiên bạn nên xông khoảng 20 phút rồi tăng lượng thời gian lên dần dần 25-30-45 phút đến khi bệnh khỏi hẳn. Đối với trẻ em, nên giảm thời gian xông lại đến khi quen rồi tăng lên.

Chú ý

– Mủ cây giao có độc tính cao có thể gây phổng rộp da, mù mắt tạm thời nếu như tiếp xúc bên ngoài. Nếu dùng để uống nó sẽ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như: đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, phỏng rát miệng,… Vì vậy, thao tác cắt bẻ cành giao làm thuốc bạn nên cẩn trọng, cắt nhẹ nhàng và dùng găng tay nếu cần thiết để tránh bị dính vào da-mắt. Nếu vô ý bị dính tay thì rửa ngay bằng nước lạnh và xà phòng; dính vào mắt thì rửa mắt bằng nước sạch và đi khám để được xử lí kịp thời.

cach-chua-viem-xoang-hieu-qua-bang-cay-giao-giadinhonline.vn 2

Dù dùng bài thuốc nào đi nữa bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có những lời khuyên bổ ích.

– Khi xông hơi thuốc nên hít lúc hơi vừa bốc lên, bởi lúc đó thuốc đặc sẽ đạt được hiệu quả nhanh hơn. Nếu như quá nóng bạn có thể tránh mặt ra ngoài rồi lại tiếp tục xông cho đến khi hơi nguội hẳn.

– Đối với người bệnh nếu thực hiện xông mũi từ 5-7 ngày mà không thấy khỏi có thể do không hợp thuốc hoặc thực hiện sai cách, không nên tiếp tục dùng thuốc nữa.

→ Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây hoàn ngọc

Hải Đường

Tags:
  • Tin liên quan
Món ăn ngon từ mướp đem lại vô vàn lợi ích sức khỏe
Bí quyết trường thọ của Từ Hi Thái hậu từ 3 thực phẩm bình dân
5 bí kíp giúp các sĩ tử 'học đâu nhớ đó' suốt mùa thi
Dùng ống hút tiện lợi khi uống nước nhưng 2 đối tượng phải tuyệt đối tránh
Thực phẩm giúp giải độc tố gan tự nhiên, ngăn ngừa suy gan
Cách giữ sức khỏe và chế độ dinh dưỡng cho các sĩ tử mùa thi
Loại rau giúp giảm lượng đường trong máu tốt nhất
Nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?
Vì sao ăn nhiều trước khi ngủ lại thấy đói hơn vào sáng sớm?
Quy tắc 20-20-20: Bí quyết giúp bảo vệ đôi mắt giữa thời 4.0
Giải pháp giúp giảm bớt hội chứng thị giác màn hình
Người nhóm máu O hay bị muỗi đốt có đúng không?
5 lý do phụ nữ nên kết hợp hạnh nhân vào chế độ ăn hằng ngày
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn hai quả trứng mỗi ngày?
Vì sao không va chạm vẫn có vết bầm tím trên người?
Leo cầu thang làm giảm 39% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch
5 thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
5 thực phẩm bổ não, tiếp sức sĩ tử trong mùa thi
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu 3 cách giải quyết nỗi lo
Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị
Xem thêm