Thứ năm, 16/05/2024 18:00
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 21/12/2017 07:00

Bí quyết luyện tập Bát Đoạn Cẩm – bài khí công giúp người già sống lâu hơn

Bát Đoạn Cẩm - bài tập gồm tám động tác luyện khí công đơn giản nhưng lại có tác dụng vô cùng kì diệu đối với sức khỏe”.

Bài khí công giúp tăng cường sức khỏe

Bát Đoạn Cẩm là bài tập khí công của phái Thiếu Lâm gồm 8 động tác luyện khí ở gân cân cơ, giúp làm thông các kỳ kinh bát mạch trong cơ thể, gia tăng khí lực, đạt đến sự trường thọ không bệnh tật. Đây là là bài tập khí công, dưỡng sinh đơn giản, dễ tập giúp tăng cường sức khỏe.

Mặc dù đây là một bài dưỡng sinh khá đơn giản tuy nhiên không phải ai cũng biết cách để luyện tập bằng phương pháp có hiệu quả. Để giới thiệu với bạn đọc cách thức luyện tập bài dưỡng sinh này, phóng viên đã tìm đến bác sĩ - võ sư - trưởng môn Thăng Long Võ Đạo Nguyễn Văn Thắng để được hướng dẫn cách tập Bát Đoạn Cẩm một cách có hiệu quả nhất.

P1070686

Võ sư Nguyễn Văn Thắng chia sẻ về bài tập Bát Đoạn Cẩm.

8 “chiêu” thức của Bát Đoạn Cẩm

Theo võ sư Nguyễn Văn Thắng cho biết thì: “Các bài tập không nhất thiết phải liên tục. Đây là bài tập vừa có tác dụng tăng cường sức khỏe và chữa bệnh nên có thể tập luyện một cách nhẹ nhàng. Trong quá trình luyện tập, hít vào hoặc thở ra phải sâu, dài, chậm rãi, khoảng thời gian hít vào hoặc thở ra phải tương đối bằng nhau. Hít vào phải căng lồng ngực, thở ra phải thóp đan điền. Hơi thở chậm rãi, phù hợp với động tác. Trước khi hít vào hay thở ra đều có 1 khoảng tạm dừng, khoảng này ngắn, dài tùy theo sức khỏe của từng người. 8 chiêu thức của Bát Đoạn Cẩm được võ sư Thắng hướng dẫn cụ thể qua 8 “chiêu”, mỗi chiêu thức đều tập 6 lần.

Chiêu thứ nhất: Song thủ thác thiên lí tam tiêu (Hai tay nâng trời, đẩy núi điều hòa tam tiêu). Thượng tiêu gồm: Tim, Phổi. Trung tiêu gồm: Tỳ, Vị (lá lách, dạ dầy). Hạ tiêu gồm: Ruột, Thận và Bàng Quang. Ở chiêu thứ nhất, người tập nên đứng lập bộ, hơi trùn gối, hai chân bằng vai, hai tay như ôm bóng trước bụng tới ngực, đan chéo hai tay vào nhau, tay phải để trong, tay trái để ngoài. Bắt đầu bài tập thì nên hít vào chậm và đều, hai tay từ từ nâng lên trời, qua khỏi đầu theo hình chữ “V”, lòng bàn tay hướng lên trên, các ngón tay hướng vào nhau (giống như nâng đỡ một vật gì đó - nâng trời).

Nên dừng lại một chút trước khi hạ tay xuống, thở ra từ từ đồng thời với động tác hạ tay xuống theo đường thẳng cột sống, và toàn thân thả lỏng. Tiếp tục khi hít vào thì hai tay đẩy sang hai bên (đẩy núi), lòng bàn tay hướng ra ngoài, đẩy xong hai tay hạ xuống dưới gối theo đường vòng cung, toàn thân thả lỏng, lưng gập, gối chùng, hai tay chéo nhau, thở hết ra và lặp lại động tác nâng trời. Khi đẩy ra thì hít vào, khi hạ tay, cong lưng, chùng gối thì thở ra.

Chiêu thứ 2: Tả hữu khai cung tự xạ điêu (Dương cung trái, phải điều hòa tâm phế)

Chiêu này có tác dụng: Làm nở ngực, tăng dung lượng và điều hòa khí phổi. Người tập đứng mã hộ (hai chân mở ngang vai và trụy gối, lỏng vai, hai tay buông xuôi). Khi bắt đầu thì hai tay ôm chéo trước ngực quay phải dương cung, quay trái dương cung. Khi kéo cung thì hít vào, khi trở về vị trí ban đầu thì thở ra.

Chiêu thứ 3: Điều lý tỳ vị tu đơn cử (Đỡ trời, đè đất điều hòa tỳ vị). Phép này điều hòa tỳ (lá lách), vị (dạ dầy), cải thiện hệ thống tiêu hóa. Đứng lập bộ, tay chắp trước bụng, tay phải trên, tay trái dưới như hình ôm quả cầu.Tiếp theo 2 tay đối nhau đồng thời thở ra, hai tay phân ra và trở ngược bàn tay. Tay phải phiên thiên (đỡ trời), tay trái án địa (đè đất), hai tay nằm trên một đường thẳng. Khi thu tay về thế ôm cầu thì hít vào, đảo tay thì thở ra cho đến khi tay phải ở dưới, tay trái ở trên và tiếp tục lặp lại các động tác, hít vào và thở ra tương tự.

Chiêu thứ 4: Ngũ lao thất thương hướng hậu tiêu (Xoay hông, ép đất, mắt hướng về sau điều hòa ngũ tạng).Phép này làm cho ổn định trung khu thần kinh (khu vực xương sống/ tủy sống vùng eo) các thương tổn đều tan biến đặc biệt là ngũ tạng. Hai tay vẽ một vòng cung cất lên án trước hông, cùng lúc rùn gối thành mã bộ, hít vào từ từ xoay eo trái qua nhìn về sau cung lúc hai tay ép sát đùi, các ngón tay đối nhau. Ngừng một chút, thở ra, đưa hai tay trở về vị trí ban đầu (lòng bàn tay úp xuống, án trước hông); lập lại động tác đổi phải thành trái.

DuongSinh_CoteDesNeiges_2010_1024px_6192

Nhiều người già theo học Bát Đoạn Cẩm

-> Những bí quyết chăm sóc sức khỏe giúp sống lâu

Chiêu thứ 5: Dạo đầu, bài vĩ khử tâm hỏa (Xoay đầu, lắc mông điều hòa tâm thận). Phép này làm cho tim thận giao hòa, hạ nhiệt bốc lên đầu, điều hòa tâm khí (khử tâm hỏa). Hai tay vẽ một cung áp xuống đùi, ngón cái hướng vào gối, hổ khẩu hướng vào thân, cùng lúc rùn gối thành mã bộ, lưng và đầu thẳng. Khí trầm ở hai chân, ý bằng ở gan bàn chân; mắt nhìn ngón chân phải, chuyển thần về phía phải, hít vào và xoay đầu/ ngoáy mông từ phải sang trái và trở về tư thế ban đầu, ngừng lại một chút và gập người thở ra, hai tay vươn về phía trước, lòng bàn tay úp xuông.

Tùy theo sức và hơi thở có thể xoay đầu hoặc ngoáy mông 1 vòng hoặc 2 vòng. Đổi trái thành phải, cố gắng giữ đầu trên một mặt phẳng. Chú ý khi quay, lắc thì kích hoạt vùng eo là chính cho nên thân cần hạ thấp và lắc thật em dịu, tránh sốc khí.

Chiêu thứ 6: Lưỡng thủ phàn túc cố thận yêu (Hai tay hôn chân điều hòa thận, bàng quang). Phép này làm khỏe eo, đốt sống vùng hông và đặc biệt là tăng cường sức khỏe cho thận và bàng quang. Lập bộ, hai tay chắp sau mệnh môn, tay phải để trong, tay trái để ngoài, lòng bàn tay hướng ra ngoài. Hít vào, từ từ ngửa ra sau, ngừng thở đứng thẳng người, tiếp theo từ từ gập người xuống, đồng thời thở ra, ngừng lại một chút, đồng thời đưa hai tay xuống hai tay chạm nhau, lưng bàn tay chạm nhau, mũi tay chạm đất giữa hai chân. Cất thân đứng lên, hít vào đồng thời hay tay vẫn áp sát người đưa từ dưới lên, hoành tay sang hai bên, thở ra đồng thời gập người xuống, 2 lòng bàn tay sờ hai bàn chân sau đó vuốt dọc phía sau chân lên đến hông, hai tay tiếp tục chắp sau mệnh môn.

Chiêu thứ 7: Toản quyền nộ mục tăng khí lực (Trợn mắt, đấm thẳng, hét vang tăng khí lực). Phép này làm tăng cường nội lực và sức khỏe cho cơ thể, đồng thời xả bỏ hết tạp khí. Người tập trong tư thế đứng lập bộ, hai tay nắm ngửa đặt ngang hông, trợn mắt đấm thẳng tay phải về phía trước (nhìn theo đích đấm) đồng thời hét vang, thở hết ra rồi nắm tay lại, thu về eo. Lập lại động tác đổi phải thành trái.

Chiêu thứ 8: Bối hậu thất điên bách bệnh tiêu (Vứt bỏ mọi thứ sau lưng bệnh tật tan biến). Bỏ sau lưng tất cả điên đảo thế sự thì không có bệnh tật gì xảy ra, nếu có bệnh tật thì tan biến. Đứng trong tư thế lập bộ, hai tay ôm đan điền (dưới rốn 2 - 3cm), hít vào chậm và đều, từ từ ấn hai tay xuống phía sau hông, ngón tay phải hướng vào trong và xuống phía dưới đồng thời nhón gót lên rồi lỏng người buông gót, thõng tay từ từ thở ra.

Tám chiêu thức trên được kết hợp nhịp nhàng với nhau tạo nên một bài tập khí công có tác dụng tuyệt diệu vô cùng.Võ sư Nguyễn Văn Thắng cho biết: “Bài khí công Bát Đoạn Cẩm rất hiệu quả với bệnh đốt sống cổ dạng động mạch hoặc u tủy, bệnh mạch vành, đau lưng - đùi, rối loạn chức năng dạ dày - ruột, chán ăn...Đã có hàng ngàn bệnh nhân tìm đến ông để học tập theo phương pháp này và đã có kết quả”.

Ông cũng lưu ý rằng bài tập trên không thích hợp cho người đang bệnh nặng. Người vận dụng bài tập Bát Đoạn Cẩm cần phải học thuộc lòng, đồng thời phải kiên trì, nếu không sẽ không đạt hiệu quả như ý. Nếu dùng trong điều trị bệnh, có thể kết hợp với các liệu pháp khác để có thể có hiệu quả nhất.

Video: Thầy giáo tin học ở Hà Nội 29 tuổi chỉ cao hơn 1 mét, nặng 19 kg (Nguồn: VnExpress)

Kim Tiến  
5 thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
5 thực phẩm bổ não, tiếp sức sĩ tử trong mùa thi
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu 3 cách giải quyết nỗi lo
Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị
Cơ thể cần bao nhiêu calo mỗi ngày?
Uống nước mía có tăng cân không?
Gợi ý 10 set đồ đi du lịch trẻ trung, nổi bật của mỹ nhân Việt
5 loại rau củ giúp giải nhiệt tự nhiên, thanh lọc cơ thể vào mùa hè
6 thói quen hàng ngày khiến chứng lo âu tồi tệ hơn
Điều gì xảy ra với cơ thể khi tiêu thụ quá nhiều muối?
Cẩn trọng đột quỵ - căn bệnh nguy hiểm ai cũng dễ mắc
Lợi ích 'vàng' của BHA trong chu trình chăm sóc da
4 lý do đàn ông lười “yêu”
Những mẹo làm đẹp dân gian tuyệt đối không nên thử
Những rủi ro “khôn lường” khi ăn hàu sống
Loại lá quốc dân này chính là 'kem chống nắng tự nhiên'
Công dụng chữa “bách bệnh” của rau diếp cá
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bổ sung quá nhiều chất xơ mỗi ngày?
Hè nắng nóng, đừng bỏ qua món ăn từ mướp đắng vừa bổ dưỡng, vừa thanh nhiệt
Bị lạc nội mạc tử cung nên và không nên ăn gì?
Xem thêm