Thứ ba, 17/06/2025 03:27     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 27/05/2025 07:00

Hơn 640 ca mắc Covid-19 trong 5 tháng: Nguyên nhân nào khiến dịch bệnh tăng nhanh?

Số ca mắc Covid-19 tại nước ta có sự gia tăng nhẹ trong 3 tuần gần đây, ghi nhận từ đầu năm đến nay có 641 trường hợp mắc tại 39 tỉnh, thành phố, không có tử vong.

Hơn 7 triệu ca tử vong do Covid-19

Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, tính đến ngày 25/5/2025, toàn thế giới có hơn 777 triệu ca nhiễm và hơn 7 triệu ca tử vong do Covid-19. Tại khu vực châu Á ghi nhận sự gia tăng số mắc, nhất là số nhập viện (Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore, Thái Lan…), tuy nhiên tình hình chung ở những quốc gia này vẫn trong tầm kiểm soát, năng lực bệnh viện vẫn ổn định.

Từ đầu năm, xu hướng biến thể SARS-CoV-2 toàn cầu có sự thay đổi, LP.8.1 thay thế XEC trở thành biến thể chiếm ưu thế vào giữa tháng 3.

Thời gian gần đây, biến thể LP.8.1 đang suy giảm, trong khi đó NB.1.8.1 là một biến thể đang được theo dõi (VUM). Lý do, biến thể này có các đột biến liên quan đến khả năng lây truyền cao hơn, đang gia tăng về mức độ phổ biến (chiếm 10,7% kết quả giải trình tự gen toàn cầu vào giữa tháng 5).

Tuy nhiên, các biến thể mới này không có nguy cơ gia tăng đối với sức khỏe cộng đồng so với các biến thể lưu hành khác.

Biến thể NB.1.8.1 được phát hiện vào đầu năm, hiện ghi nhận tại 23 quốc gia (Singapore, Hoa Kỳ, Úc, Hàn Quốc, Canada, Vương quốc Anh, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan…)

Theo WHO, tác động của Covid-19 đến sức khỏe con người đã giảm dần vào năm 2023 và 2024, tuy nhiên SARS-CoV-2 vẫn tiếp tục sự lưu hành và diễn biến khó lường. Hiện tổ chức này chưa có cảnh báo mới đối với Covid-19 trên phạm vi toàn cầu.

Số ca mắc Covid-19 tại nước ta có sự gia tăng nhẹ trong 3 tuần gần đây (Ảnh: BVCC)

Việt Nam không loại trừ khả năng gia tăng số ca mắc trong thời gian tới

Từ đầu năm đến nay, nước ta ghi nhận rải rác 641 trường hợp mắc tại 39 tỉnh, thành phố, không có tử vong. Trong đó nhiều nhất là TP Hà Nội (153 trường hợp mắc), TP Hải Phòng (138), TPHCM (80), Quảng Ninh (46), Bắc Giang (24), Bắc Ninh (24), Thái Nguyên (23). 32 tỉnh, thành phố khác ghi nhận rải rác dưới 20 ca mắc/tỉnh.

Hiện nay không ghi nhận các ổ dịch tập trung, tuy nhiên có sự gia tăng nhẹ trong 3 tuần gần đây. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, có gia tăng các trường hợp nhập viện chủ yếu trong tháng 5 là các bệnh nhân trên địa bàn TP Hà Nội và một số tỉnh lân cận.

Theo thống kê của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM và Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU), biến thể NB.1.8.1 chiếm hầu hết các mẫu giải trình tự gene từ các bệnh nhân Covid-19 nhập viện trong tuần thứ 3 của tháng 5.

Covid-19 là bệnh lưu hành trên toàn thế giới, có xu hướng gia tăng, bùng phát tại nhiều quốc gia, trong đó có một số nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore.... Đến nay chưa có bằng chứng gây triệu chứng nghiêm trọng hơn của các biến thể Covid-19 trong đợt này.

Bộ Y tế nhận định, hiện chuẩn bị vào kỳ nghỉ hè, nhu cầu du lịch, đi lại tăng cao, tập trung đông người tại các địa điểm du lịch, vui chơi, giải trí và các khu vực công cộng. Điều này làm gia tăng nguy cơ lây truyền bệnh.

Vì thế, không loại trừ khả năng gia tăng các trường hợp mắc tại nước ta trong thời gian tới. Tuy nhiên có thể sẽ không gia tăng các trường hợp nặng do biến thể của virus SARS-CoV-2.  

Khuyến cáo phòng chống Covid-19

Để chủ động phòng, chống bệnh Covid-19, Bộ Y tế tiếp tục khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp sau:

1. Đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng, tại cơ sở y tế.

2. Hạn chế tụ tập nơi đông người (nếu không cần thiết).

3. Rửa tay thường xuyên bằng nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

4. Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý.

5. Khi có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì phải đến ngay cơ sở y tế nơi gần nhất để được kiểm tra, theo dõi và xử lý kịp thời…

Bộ Y tế sẽ tiếp tục phối hợp với WHO và các đơn vị liên quan theo dõi chặt chẽ tình hình dịch COVID-19 trên thế giới và đưa ra các biện pháp phòng, chống dịch bệnh phù hợp, hiệu quả.

Kim Ngân  
Cháy da bỏng rát sau khi dùng kem 'siêu chống nắng' mua qua mạng
Cảnh giác với tai biến mạch máu não: Đừng để quá muộn
Dân văn phòng chơi pickleball liên tục có tốt không?
Vì sao matcha ngày càng được nhiều người lựa chọn?
10 năm mang khối u xơ tử cung nặng hơn 1,4kg
Tràn lan filler giá rẻ, trả giá như mua rau
Bác sĩ cảnh báo bất thường khi vừa ăn no đã buồn ngủ
Bác sĩ cảnh báo chấn thương nguy hiểm khi không thể giơ tay chải đầu, với ra sau lưng
Triệu chứng viêm thanh quản và giải pháp hỗ trợ từ thảo dược
Suýt điếc vĩnh viễn vì thói quen nhiều người trẻ hay làm
Bé gái 21 tháng tuổi nuốt phải kẹp tóc khi chơi đùa
Dập nát bàn tay do dùng điện thoại khi sạc pin
Ù tai ở người cao tuổi: Vấn đề không thể xem thường
Hành trình 10 ngày giành giật sự sống cho bé trai sơ sinh
Thay toàn bộ xương đùi cho bệnh nhi ung thư nhỏ tuổi nhất thế giới
Người suy thận độ 1 làm gì để bệnh không tiến triển?
Nội soi phế quản – “chìa khóa vàng” trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý hô hấp
Chấn thương do đá bóng thường gặp nhưng dễ bị xem nhẹ
Khi nào cần mổ u xơ tử cung?
Cựu bác sĩ Đội tuyển Quốc gia Việt Nam cảnh báo chấn thương âm thầm cản bước đam mê sân cỏ
Xem thêm