Thứ ba, 01/07/2025 19:55     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 29/05/2025 21:34

Mù mắt sau khi tiêm filler tại spa người quen giới thiệu

Tiêm filler để xóa nhăn trán tại một spa, nam bệnh nhân 45 tuổi rơi vào tình trạng mắt trái mất thị lực.

Nhận bi kịch sau khi tiêm filler làm đẹp

Khoa Phẫu thuật Hàm mặt Tạo hình Thẩm mỹ - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, đơn vị này vừa tiếp nhận một bệnh nhân gặp biến chứng nghiêm trọng, có nguy cơ mù một mắt vĩnh viễn sau khi tiêm filler xóa nhăn trán tại một cơ sở spa.

Theo lời kể của người bệnh, do thiếu hiểu biết và tin tưởng người quen giới thiệu, anh đã tiêm filler với hy vọng trẻ hóa vùng trán. Tuy nhiên, chỉ sau 2-3 mũi tiêm anh xuất hiện triệu chứng đau buốt dữ dội vùng trán, mắt trái mờ nhanh, sau đó mất thị lực. Anh lập tức yêu cầu dừng tiêm và đến bệnh viện cấp cứu.

Trực tiếp thăm khám cho bệnh nhân, PGS.TS Nguyễn Hồng Hà, Trưởng khoa Phẫu thuật Hàm mặt, Tạo hình và Thẩm mỹ - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, bệnh nhân bị tắc động mạch trung tâm võng mạc mắt trái - một biến chứng nặng nề do tiêm filler sai kỹ thuật. Dù được điều trị tích cực, thị lực của mắt trái không thể cứu vãn.

“Chúng tôi đã phối hợp chuyên gia nhãn khoa và áp dụng mọi phương pháp chuyên sâu, song chỉ có thể bảo tồn vận động cơ nâng mi và cấu trúc vùng mắt. Thị lực đã mất là không thể phục hồi,” PGS. Hà thông tin.

PGS.TS Nguyễn Hồng Hà thăm khám cho nam bệnh nhân có nguy cơ mù mắt vì tiêm filler tại Spa

Theo bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, loại filler được sử dụng trong trường hợp này là hỗn hợp filler tiêu chậm kết hợp giữa 2 loại filler. Một loại có thể có chất giải tiêm tan được (acid hyaluronic) và một loại không có thuốc giải để tiêm tan được.

"Khi xảy ra tai biến, biến chứng, việc tiêm thuốc giải thông thường chỉ làm tan được phần chất làm đầy có thể tan. Còn phần chất làm đầy không có thuốc giải thì vẫn còn và gây ra các biến chứng không thể cứu chữa”, vị bác sĩ nói.

Filler trôi nổi – hiểm họa khó lường

PGS Hồng Hà cho biết, tai biến thường xảy ra ở những cơ sở không có bác sĩ chuyên môn hoặc trang thiết bị y tế đầy đủ. Tâm lý ham rẻ và thiếu kiến thức về thẩm mỹ cũng khiến nhiều người tiêu dùng dễ dàng chọn lựa các cơ sở không có giấy phép hoặc các dịch vụ không đảm bảo an toàn.

“Các thủ thuật tiêm filler bắt buộc phải được thực hiện do bác sĩ chuyên khoa được đào tạo bài bản về tạo hình thẩm mỹ, về giải phẫu vùng mặt và phải được thực hiện tại cơ sở y tế được cấp phép. Không tự tiêm filler tại nhà hoặc tại các cơ sở không đạt tiêu chuẩn. Nếu có dấu hiệu bất thường như sưng đau, mất thị lực, khó thở..., cần đến ngay cơ sở y tế chuyên môn để được cấp cứu kịp thời”, PGS. Nguyễn Hồng Hà cho biết.

Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Hà, nhiều nguồn cung cấp filler đã trộn thêm các thành phần để lâu tan hơn dẫn đến biến chứng khó lường

Chia sẻ thêm về thực trạng này, BS. Lê Thị Ngọc Mỹ, Chuyên khoa tạo hình thẩm mỹ (BS. Hanna My) – Phòng khám Thẩm mỹ viện Tấm cho biết, hiện nay tình trạng Spa thực hiện tiêm filler rất phổ biến. Đó là việc làm trái pháp luật bởi theo quy định, Spa không được phép thực hiện thủ thuật này.

“Spa không được phép thực hiện các dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ. Phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ được phép thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ ở mức độ tiểu phẫu (tiêm filler, cắt mí, nâng mũi …). Còn bệnh viện có chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ mới được thực hiện các dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ ở mức độ đại phẫu (hút mỡ bụng, nâng ngực)”, BS. Mỹ cho biết.

Phòng thủ thuật xâm lấn phải đảm bảo đủ điều kiện y tế theo quy định

Theo BS. Ngọc Mỹ, để đảm bảo cho chính tính mạng của bản thân, mỗi khách hàng hãy là “một chuyên gia y tế thông thái” khi thực hiện thủ thuật xâm lấn, phẫu thuật trên cơ thể bản thân.

“Trước khi tiêm filler, mọi người nên quan sát và yêu cầu được xem tên, nhãn mác, thành phần của hoạt chất. Ngoài ra có thể yêu cầu bác sĩ test độ tan của chất làm đầy để kiểm tra chất lượng”, BS Mỹ nói.

Bên cạnh đó, hãy quan sát phòng tiêm filler phòng đạt chuẩn theo y tế phải có diện tích phù hợp, đầy đủ dụng cụ vô trùng, hộp chống sốc.

Chất làm đầy phải được vận chuyển duy trì nhiệt độ nhất định, không được để ở nhiệt độ quá cao, đảm bảo vệ sinh và an toàn. Nếu không đảm bảo nhiệt độ sẽ biến đổi chất. Trong quá trình tiêm sẽ luôn phải có ít nhất 1 điều dưỡng hỗ trợ bác sĩ phẫu thuật chính.

“Điều dưỡng không được phép tiêm filler. Người thực hiện tiêm bắt buộc phải là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề chuyên khoa da liễu hoặc tạo hình thẩm mỹ và đã hoàn thành các khóa đào tạo liên tục về tiêm chất làm đầy", BS Mỹ nhấn mạnh.

Kim Ngân  
Bệnh nhân trẻ thoát nguy cơ đột tử sau cơn ngất xỉu nhờ một loại máy
Sán dây dài 3 mét trú ngụ gần 1 năm trong bụng nam thanh niên
Mua sữa cho con cha mẹ kiểm tra kỹ 4 thành phần quan trọng
Ngạt mũi kéo dài, nam thanh niên 26 tuổi bất ngờ phát hiện khối sỏi 3cm trong mũi
Hoảng hồn bắt giun rồng dài 70 cm trong bắp chân
Chủ quan với dấu hiệu này, người phụ nữ chết lặng khi bị ung thư vú
Nhầm tưởng của cha mẹ về 4 loại nước uống khiến răng trẻ bị bào mòn nhanh chóng
Nghĩ viêm da, đi khám mới biết đã xuất hiện 6 dấu hiệu ung thư vú nhưng chủ quan làm ngơ
Nặn mụn tưởng vô hại nhưng tiềm ẩn rủi ro, cần tránh vùng “tam giác tử thần” trên mặt
Nam thanh niên 24 tuổi nhập viện sau 30 phút sử dụng 'đồ tự chế'
Khối nghỉ hè 'cầu cứu' vì thú vui hát karaoke của phụ huynh
Cưới nhau hơn 1 năm không có con, đi khám bất ngờ nguyên nhân từ chồng
Nhiễm trùng huyết nhập viện sau khi dùng tay nặn mụn bọc
Cách chăm sóc đúng khi bé bị viêm da
Dầu ô liu có tốt không, dùng thế nào cho đúng?
Ăn trái cây thay bữa sáng có được không?
Thay đổi trên da tiết lộ sức khỏe nội tiết ở nữ giới
5 lần chia tay bạn gái vì 'chuyện khó nói của quý ông'
Ứng dụng công nghệ laser trong điều trị bệnh trĩ
Long Châu hợp tác Bộ Y tế “kiểm tra kép vì sức khỏe người dân và khách hàng”
Xem thêm