Chủ nhật, 19/05/2024 09:38
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 25/12/2022 14:51

Bé trai 4 tuổi mắc bệnh hiếm bị teo một quả thận

Bé trai 4 tuổi nhập viện trong tình trạng bụng căng cứng, chướng, đi vệ sinh ít. Kết quả siêu âm cho thấy bệnh nhi chỉ có một quả thận, quả còn lại teo nhỏ.

TS.BS Nguyễn Đình Liên, Trưởng khoa Phẫu thuật Thận tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E (Hà Nội), cho biết bệnh viện mới tiếp nhận và điều trị thành công cho một bệnh nhi 4 tuổi ở Lào Cai mắc bệnh lý thận bẩm sinh khá hiếm gặp.

Cụ thể, bệnh nhi dù đã 4 tuổi nhưng chỉ nặng 10kg. Mẹ bé trai cho biết từ khi sinh ra bụng trẻ đã chướng to, căng cứng. Tuy nhiên, thấy bé vẫn ăn, vẫn chơi và điều kiện gia đình khó khăn nên không cho trẻ đi khám.

Đầu tháng 11, bác sĩ tình nguyện về địa phương khám sức khỏe, thấy bụng bé chướng căng bất thường, khuyên xuống bệnh viện Sản nhi tỉnh kiểm tra. Do tiên lượng bệnh nhân nặng, các bác sĩ đã dẫn lưu thận cấp cứu rồi chuyển trẻ xuống Bệnh viện E (Hà Nội) phẫu thuật.

Kết quả siêu âm tại Bệnh viện E cho thấy, bé trai này chỉ có một quả thận, quả còn lại dù có nhưng đã bị teo bẩm sinh. Gần 1 năm nay, trẻ đi tiểu rất ít nhưng bàng quang lại luôn trong tình trạng cạn khô. Do không đi tiểu được nên quả thận còn lại bị suy, ứ nước, có bong bóng trên thận. Quả thận này bị ứ nước nặng, giãn to chiếm nửa ổ bụng và đó chính là nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ bị chướng bụng, căng cứng.

suythan-360

Hình ảnh thận phải ứ nước, giãn to của bệnh nhi (Ảnh: BVCC)

Sau khi hội chẩn, bệnh nhi được kết luận bị đa dị tật hệ tiết niệu, thận teo nhỏ, thận trái hẹp niệu quản nhiều đoạn bất thường. Để cứu được chức năng thận còn lại, cháu bé đã được phẫu thuật nội soi tạo hình niệu quản.

“Nếu không phát hiện và phẫu thuật, quả thận còn lại có nguy cơ hỏng hoàn toàn, phải chạy thận suốt đời, thậm chí tử vong. Ngoài vấn đề về bệnh lý thận tiết niệu, vấn đề gây mê cũng rất quan trọng vì trường hợp này là trẻ nhỏ, sức khỏe yếu”, TS.BS Liên thông tin thêm.

May mắn, ca phẫu thuật thành công, bệnh nhân đi vệ sinh bình thường, tình trạng suy thận giảm nhẹ. Tuy nhiên, bé trai khó hồi phục như người thường, cần phải theo dõi thường xuyên, tái khám định kỳ bởi nguy cơ tái phát tình trạng ứ nước rất dễ xảy ra.

TS.BS Nguyễn Đình Liên cho rằng chế độ sinh hoạt, ăn uống cũng rất quan trọng. Với thói quen ăn mặn, chan cơm nước lã như cháu bé này cũng khiến cho bệnh tiến triển nhanh và nặng hơn. Sau mổ, bác sĩ đã tư vấn cho gia đình chế độ ăn, dinh dưỡng phù hợp để kéo dài tuổi thọ của quả thận còn lại.

Để tránh những trường hợp tương tự như trên, BS Liên khuyến cáo, các bà mẹ khi mang thai cần khám định kỳ để phát hiện những bất thường của trẻ, trong đó có vấn đề ở hệ tiết niệu.

Ngoài ra, quá trình chăm sóc thấy có biểu hiện bất thường như chướng bụng, tiểu khó, đau khi đi tiểu… thì cần đến các bệnh viện có chuyên khoa thận-tiết niệu để thăm khám sớm.

Kim Ngân  
Nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?
Vì sao ăn nhiều trước khi ngủ lại thấy đói hơn vào sáng sớm?
Quy tắc 20-20-20: Bí quyết giúp bảo vệ đôi mắt giữa thời 4.0
Giải pháp giúp giảm bớt hội chứng thị giác màn hình
Người nhóm máu O hay bị muỗi đốt có đúng không?
5 lý do phụ nữ nên kết hợp hạnh nhân vào chế độ ăn hằng ngày
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn hai quả trứng mỗi ngày?
Vì sao không va chạm vẫn có vết bầm tím trên người?
Leo cầu thang làm giảm 39% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch
5 thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
5 thực phẩm bổ não, tiếp sức sĩ tử trong mùa thi
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu 3 cách giải quyết nỗi lo
Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị
Cơ thể cần bao nhiêu calo mỗi ngày?
Uống nước mía có tăng cân không?
5 loại rau củ giúp giải nhiệt tự nhiên, thanh lọc cơ thể vào mùa hè
6 thói quen hàng ngày khiến chứng lo âu tồi tệ hơn
Điều gì xảy ra với cơ thể khi tiêu thụ quá nhiều muối?
Cẩn trọng đột quỵ - căn bệnh nguy hiểm ai cũng dễ mắc
Những rủi ro “khôn lường” khi ăn hàu sống
Xem thêm