Chủ nhật, 19/05/2024 09:22
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 16/12/2022 09:30

Thuốc cho người bị suy thận: 6 loại thường dùng

Suy thận là bệnh mạn tính. Do đó, các phương pháp điều trị được nhiều người quan tâm, bao gồm việc dùng thuốc. Vậy bị suy thận uống thuốc gì?

Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị đối với bệnh suy thận. Do đó, tùy theo tình trạng sức khỏe của người mắc, bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc giúp kiểm soát dấu hiệu và triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng, làm chậm diễn tiến của suy thận.

Bị suy thận uống thuốc hạ huyết áp

Thuốc được sử dụng để kiểm soát tình trạng tăng huyết áp và làm chậm tiến triển của bệnh suy thận nếu có.

Hai nhóm thuốc hạ huyết áp thường được ưu tiên bao gồm thuốc ức chế men chuyển và chẹn thụ thể angiotensin II. Hai nhóm thuốc này nhằm ức chế hormone angiotensin II - nguyên nhân gây tăng huyết áp.

Một số thuốc thường dùng như: Candesartan, Losartan, Olmestartan,... Người bệnh có thể cần dùng kết hợp 2 hoặc nhiều loại thuốc hạ huyết áp khác để duy trì chỉ số huyết áp ở mức tối ưu là 130/80 mmHg.

Empty

Sử dụng thuốc hạ huyết áp giúp kiểm soát tình trạng tăng huyết áp và làm chậm tiến triển bệnh suy thận

Thuốc kiểm soát đường huyết cho người suy thận

Bước đầu tiên trong điều trị bệnh suy thận do tiểu đường là kiểm soát đường huyết, từ đó giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm tiến triển các biến chứng suy thận. Các thuốc thường dùng bao gồm:

- Metformin giúp giảm sản xuất glucose trong gan. Hầu hết khuyến cáo nên ngừng Metformin khi Creatinin ≥ 1,5mg/dl.

- Chất đồng vận thụ thể glucagon-like peptide 1 (GLP-1) giúp kích thích bài tiết insulin để giảm đường huyết.

- Thuốc ức chế đồng vận chuyển natri-glucose-2 (SGLT2), bao gồm Farxiga và Empagliflozin giúp giảm lượng glucose vào máu, dẫn đến tăng bài tiết glucose qua nước tiểu.

Thuốc giảm cholesterol trong suy thận

Statin là một trong những loại thuốc được sử dụng phổ biến để giảm cholesterol. Các thuốc này ức chế men khử HMG-CoA, do đó ngăn cản quá trình tạo cholesterol ở gan và giảm cholesterol trong máu.

Một số thuốc giảm cholesterol thường dùng bao gồm: Simvastatin, atorvastatin, lovastatin,... Tuy nhiên, khi sử dụng nhóm thuốc statin, người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ như táo bón, đau bụng, tăng men gan, đau cơ,...

Empty

Nhóm thuốc statin giúp giảm cholesterol xấu và ngăn ngừa hình thành mảng xơ vữa động mạch

Thuốc chống thiếu máu khi bị suy thận

Mục tiêu trong điều trị thiếu máu ở người bị suy thận mạn tính là giúp cơ thể tạo ra nhiều tế bào hồng cầu khỏe mạnh hơn và ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Thuốc chống thiếu máu thường dùng là hormone erythropoietin.

Trong một số trường hợp thiếu máu khác, người bệnh có thể được chỉ định bổ sung sắt để cải thiện tình trạng.

Thuốc điều trị suy thận giúp giảm ứ đọng dịch

Ứ đọng dịch là tình trạng thường gặp ở người bị suy thận. Nguyên nhân là do khả năng lọc của thận bị suy giảm, dẫn đến các chất lỏng dư thừa sẽ tích tụ lại bên trong cơ thể và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người mắc.

Đối với tình trạng này, người bệnh thường được chỉ định sử dụng các thuốc lợi tiểu. Trong một số trường hợp nhẹ, người bệnh có thể được kê đơn sử dụng thuốc lợi tiểu nhóm thiazid hay loại kháng aldosteron như spironolactone hoặc phối hợp với furosemid.

Khi bệnh chuyển sang giai đoạn vừa và nặng, người mắc chỉ được dùng furosemid. Thuốc này có tác dụng kích thích cơ thể tăng bài tiết nước tiểu để đào thải các chất lỏng ra ngoài đồng thời cải thiện tình trạng phù nề do tình trạng suy thận gây ra.

Empty

Sử dụng thuốc lợi tiểu giúp giảm tình trạng ứ đọng dịch cho bệnh suy thận

Thuốc nam trị suy thận

Từ lâu, thuốc nam đã được sử dụng để hỗ trợ cải thiện bệnh suy thận. Dưới đây là một số thảo dược mà người bệnh có thể tham khảo:

- Râu ngô: Có tác dụng tăng đào thải các chất dư thừa ra khỏi cơ thể. Người bệnh nên chuẩn bị 30 gam râu ngô, 10 gam hạt tía tô và 50 gam bạch mao căn, sắc cùng với nước. Sau đó, gạn lấy phần nước sắc và chia thành 2 lần, uống trong ngày.

- Mã đề: Cây mã đề được sử dụng để cải thiện tình trạng bí tiểu hoặc tiểu tiện ra máu. Người bệnh nên dùng nước sắc mã đề hàng ngày.

- Râu mèo: Có tác dụng lợi tiểu và tăng cường chức năng thận. Người bệnh nên sắc râu mèo 40 gam, mã đề 30 gam, tỳ giải 30 gam và ý dĩ 30 gam với nước. Sau đó, gạn lấy phần nước sắc và dùng trong ngày.

Sản phẩm thảo dược chứa dành dành giúp cải thiện bệnh suy thận hiệu quả và an toàn

Dành dành là thảo dược đã được nghiên cứu có tác dụng làm giảm tình trạng thiếu máu thận nhờ cơ chế tăng sinh mạch máu mới và kích thích tủy thận sinh hồng cầu mới; chống xơ hóa thận, giảm tổn thương thận.

Tận dụng những thành tựu của nghiên cứu, các nhà khoa học đã bào chế thành công sản phẩm Ích Thận Vương chứa thành phần chính là cao dành dành. Sản phẩm còn là sự kết hợp với một số thảo dược khác như: Đan sâm, hoàng kỳ, mã đề, râu mèo,... giúp cải thiện triệu chứng suy thận; bổ thận, lợi tiểu; ngăn ngừa suy thận tiến triển do đái tháo đường, tăng huyết áp và bệnh về thận.

Empty

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương giúp hỗ trợ cải thiện bệnh suy thận hiệu quả

Kết quả khảo sát mới nhất của VN-Economy năm 2021 cho thấy, có đến 92,9% người bệnh hài lòng và rất hài lòng về khả năng cải thiện triệu chứng suy thận của sản phẩm Ích Thận Vương.

Tiêu biểu như ông Huỳnh Văn Hùng (trú tại số nhà 429, khóm Phú Bình, thị trấn Cái Tàu Hạ, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp). Ông Hùng bị suy thận độ 2-3 khiến sức khỏe bị giảm sút rõ rệt. Hàng ngày ông phải chống chọi với đủ các triệu chứng như: Mệt mỏi, đau thắt lưng, mất ngủ, tiểu đêm nhiều lần. Nhờ kiên trì sử dụng sản phẩm thảo dược Ích Thận Vương, tình trạng tiểu đêm của ông Hùng đã giảm, hết đau nhức lưng, ăn uống ngon miệng, không còn mất ngủ và người khỏe lên trông thấy.

Empty

Nhờ kiên trì sử dụng Ích Thận Vương, ông Hùng đã cải thiện tình trạng suy thận độ 2-3

Chắc hẳn qua bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc: “Bị suy thận uống thuốc gì?”. Bên cạnh việc dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, đừng quên kết hợp sản phẩm Ích Thận Vương hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng và biến chứng suy thận.

Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào về suy thận hay sản phẩm Ích Thận Vương, hãy liên hệ tổng đài 024.38461530 - 028.62647169 để được giải đáp và tư vấn chính xác nhất.

Sản phẩm được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

* Thực phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mai Lan  
Nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?
Vì sao ăn nhiều trước khi ngủ lại thấy đói hơn vào sáng sớm?
Quy tắc 20-20-20: Bí quyết giúp bảo vệ đôi mắt giữa thời 4.0
Giải pháp giúp giảm bớt hội chứng thị giác màn hình
Người nhóm máu O hay bị muỗi đốt có đúng không?
5 lý do phụ nữ nên kết hợp hạnh nhân vào chế độ ăn hằng ngày
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn hai quả trứng mỗi ngày?
Vì sao không va chạm vẫn có vết bầm tím trên người?
Leo cầu thang làm giảm 39% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch
5 thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
5 thực phẩm bổ não, tiếp sức sĩ tử trong mùa thi
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu 3 cách giải quyết nỗi lo
Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị
Cơ thể cần bao nhiêu calo mỗi ngày?
Uống nước mía có tăng cân không?
5 loại rau củ giúp giải nhiệt tự nhiên, thanh lọc cơ thể vào mùa hè
6 thói quen hàng ngày khiến chứng lo âu tồi tệ hơn
Điều gì xảy ra với cơ thể khi tiêu thụ quá nhiều muối?
Cẩn trọng đột quỵ - căn bệnh nguy hiểm ai cũng dễ mắc
Những rủi ro “khôn lường” khi ăn hàu sống
Xem thêm