Thứ sáu, 17/05/2024 19:10
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 01/11/2017 15:18

Bé 6 tháng ăn dặm như thế nào cho đúng cách?

Ăn dặm cho bé 6 tháng đúng cách sẽ giúp bé phát triển cả về thể chất và bài viết dưới đây sẽ phần nào cung cấp thêm kinh nghiệm cho các mẹ.

Ăn dặm cho bé 6 tháng đúng cách như thế nào?

Ăn dặm cho bé 6 tháng đúng cách như thế nào? Theo khuyến cáo của nhiều chuyên gia y tế, thì mẹ nên cho trẻ bắt đầu ăn dặm vào lúc 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, để ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi đúng cách thì không phải mẹ nào cũng biết. Dưới đây là một số thông tin để giúp bé bắt đầu ăn dặm tốt nhất.

Khi cho trẻ ăn dặm tức là bạn đang bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho trẻ trong quá trình phát triển. Song khi bạn thực hiện ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi thì cũng cần đảm bảo cả việc cho trẻ bú sữa mẹ hàng ngày.

an-dam

Ăn dặm cho bé 6 tháng đúng cách với thực đơn đủ 4 nhóm thực phẩm dinh dưỡng (Ảnh minh họa)

Trẻ cần được cho ăn dặm ít nhất 3 – 4 lần nhưng bạn không nên cho trẻ ăn ngay từ thời điểm 6 tháng tuổi mà bắt đầu tăng dần từ khi bắt đầu ăn dặm lên đến 6 tháng tuổi. Mới đầu bạn có thể cho trẻ ăn 2 bữa mồi ngày nhưng phải đảm bảo thực đơn dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm cũng phải đủ 4 nhóm thực phẩm sau:

Nhóm cung cấp bột đường thường là gạo xay và không pha thêm thứ gì cho đến khi bé 1 tuổi.

Nhóm chất đạm như thịt nạc, lòng đỏ trứng gà là những thực phẩm tốt để ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi, khi sang tháng thứ 7 thì bạn có thể bổ sung thêm nhiều các thực phẩm giàu đạm khác như cá, tôm, cua. . .

Với nhóm thực phẩm cung cấp chất béo thì mẹ có thể bổ sung cả mỡ động vật và dầu thực vật để giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Nhóm thực phẩm cung cấp chất xơ và vitamin như rau xanh và củ quả thì không nên cho trẻ ăn quá nhiều khi tập ăn dặm vì chúng không cung cấp năng lượng cho trẻ.

Cách chọn thực phẩm bổ sung cho trẻ ăn dặm

Giàu năng lượng và giàu dinh dưỡng: đặc biệt là sắt, kẽm, canxi, vitamin A, C và folate (có nhiều trong thức ăn nguồn gốc động vật, hải sản, sữa…).;

Sạch và an toàn: Không có tác nhân gây bệnh (không có vi khuẩn gây bệnh hoặc các sinh vật có hại khác); Không có các hóa chất có hại hoặc chất độc; Không có xương hoặc các miếng cứng có thể gây tổn thương cho trẻ.

Không quá nóng, cay, mặn, dễ ăn với trẻ, trẻ thích ăn.

Dễ chuẩn bị từ các thực phẩm của gia đình, địa phương, giá hợp lý, dễ nấu.

Bên cạnh đó, lưu ý về vệ sinh thực phẩm vì tỷ lệ rối loạn tiêu hóa cao nhất ở lứa tuổi trẻ ăn dặm: cần chú ý rửa và giữ sạch dụng cụ làm bếp và bát đũa khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ, cần cho trẻ ăn trong vòng hai giờ sau khi nấu.

Nên tránh dùng những bữa phụ có quá nhiều đường (làm hỏng răng) và có giá trị dinh dưỡng thấp (ví dụ: nước có gas, kẹo kem, kẹo que), dễ gây các bệnh rối loạn chuyển hóa sau này.

Video: Cách làm cháo cá hồi đơn giản nhất

Phương Vũ  
5 lý do phụ nữ nên kết hợp hạnh nhân vào chế độ ăn hằng ngày
Cách phục hồi làm dịu vết cháy nắng ở nam giới
Cách mix áo sơ mi đi làm cũng đẹp, du lịch cũng mê
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn hai quả trứng mỗi ngày?
Vì sao không va chạm vẫn có vết bầm tím trên người?
Leo cầu thang làm giảm 39% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch
5 thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
5 thực phẩm bổ não, tiếp sức sĩ tử trong mùa thi
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu 3 cách giải quyết nỗi lo
Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị
Cơ thể cần bao nhiêu calo mỗi ngày?
Uống nước mía có tăng cân không?
Gợi ý 10 set đồ đi du lịch trẻ trung, nổi bật của mỹ nhân Việt
5 loại rau củ giúp giải nhiệt tự nhiên, thanh lọc cơ thể vào mùa hè
6 thói quen hàng ngày khiến chứng lo âu tồi tệ hơn
Điều gì xảy ra với cơ thể khi tiêu thụ quá nhiều muối?
Cẩn trọng đột quỵ - căn bệnh nguy hiểm ai cũng dễ mắc
Lợi ích 'vàng' của BHA trong chu trình chăm sóc da
4 lý do đàn ông lười “yêu”
Những mẹo làm đẹp dân gian tuyệt đối không nên thử
Xem thêm