Thứ ba, 29/04/2025 18:26     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 09/02/2015 10:52

Bà bầu ăn đậu tương được không?

Bà bầu ăn đậu tương có giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bà bầu không nên ăn quá nhiều đậu tương vì sẽ có ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của bé.

Bà bầu ăn đậu tương được không?

Đậu tương là một loại thực phẩm thiên nhiên, có giá trị dinh dưỡng cao, mùi vị thơm ngon, dễ uống, dễ hấp thu. Theo các chuyên gia, bà bầu có thể ăn đậu tương bởi có nhiều tác động tích cực đến thai nhi.

Trong thành phần đậu nành còn chứa rất nhiều axit béo linoleic, linolenic, omega-3 là những axit béo không no thiết yếu, giúp tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng, điều chỉnh huyết áp, giúp làm tăng sự phát triển của các tế bào khỏe mạnh.

ba-bau-an-dau-tuong-duoc-khong--giadinhonline.vn 1

Bà bầu ăn đậu tương có giá trị dinh dưỡng cao.

Các chất thiết yếu khác như sắt, kẽm, folat, vitamin A, PP, B, D trong sữa đậu nành rất tốt cho sự phát triển của thai nhi, tránh hiện tượng nhẹ cân, sinh non, tránh còi xương ở bé, loãng xương ở mẹ.

Bên cạnh đó, trong đậu nành còn có chứa các chất xơ hòa tan và không hòa tan, giúp kiểm soát đường huyết thai kỳ, giảm hiện tượng táo bón ở bà bầu.

Bà bầu không nên ăn nhiều đậu tương

Nhưng nếu bà bầu ăn đậu tương không hợp lý thì không những không có hiệu quả mà còn dẫn đến những tác dụng không có lợi cho sức khỏe.

Các nghiên cứu mới đây đã chứng minh rằng, do đậu nành có chứa nhiều genistein là một hormon thiên nhiên nguồn gốc thực vật (phytohormone), có thể tương tranh với estrogen trong cơ thể người phụ nữ, làm ảnh hưởng quá trình trưởng thành của trứng. Khi trứng đã kết hợp được với tinh trùng, thành phôi thì chất này gây khó khăn cho sự phát triển của phôi và là nguyên nhân gây sảy thai hoặc vô sinh.

Bên cạnh đó, đậu nành còn gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và khó thụ thai.

Bà bầu ăn đậu tương ảnh hưởng đến giới tính thai nhi?

ba-bau-an-dau-tuong-duoc-khong--giadinhonline.vn 2

Nhìn chung những loại thực phẩm hàng ngày nạp vào cơ thể người mẹ chỉ là một yếu tố nhỏ, không thể quyết định hoàn toàn đến giới tính thai nhi. Isoflavone (một chất có trong thành phần của đậu nành) được tìm thấy nhiều trong máu của bé sơ sinh nếu những bé này có mẹ uống nhiều sữa đậu nành trong thời kỳ mang thai - kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản.

Nghiên cứu cũng kết luận rằng, những chất này không có liên quan tới bất kỳ một rắc rối sức khỏe nào của bé. Tuy nhiên, những khuyết tật bẩm sinh ở bé lại có xu hướng gia tăng ở nhóm bà mẹ có chế độ ăn kiêng trong thai kỳ.

Về việc đậu tương hoặc các chế phẩm từ đậu tương có ảnh hưởng đến giới tính thai nhi, các nhà nghiên cứu khẳng định chưa có một bằng chứng nào chứng minh được là estrogen trong đậu nành có ảnh hưởng tới đến sinh sản của các bé trai, càng không thể làm teo tinh hoàn hay gây vô sinh như nhiều người nghĩ.

Vì vậy, bà bầu có thể ăn đậu tương nhưng không nên lạm dụng. Ngoài việc ăn đậu tương, bà bầu ăn bổ sung nhiều thực phẩm dinh dưỡng khác để đảm bảo dinh dưỡng đa dạng trong quá trình mang thai.

An Nguyên (Tổng hợp)

Tags:
Cụ ông nhập viện do bị hóc thịt bò khi ăn cỗ
Bệnh thủy đậu bao lâu thì khỏi?
Phát hiện ổ rắn trong điều hòa: Xử lý thế nào, làm sao để phòng tránh?
Phát hiện hàng trăm tấn mì chính, hạt nêm, dầu ăn giả: Người tiêu dùng đánh đổi sức khỏe, xói mòn lòng tin
Tai biến mạch máu não: Làm sao để phát hiện bệnh sớm?
Mắc bệnh tình dục do thói quen thường gặp khi hát karaoke
Lầm tưởng “chết người” khi tự chữa bệnh miễn dịch, dị ứng tại nhà
Xăm rồng phượng kín tay, chưa kịp 'ngầu' nam thanh niên đã vội nhập viện
Hơn 500 cán bộ y tế thảo luận về dinh dưỡng cho người bệnh ung thư
Giá đắt cho 60 phút làm đẹp cấp tốc tại spa chui
Nhập viện nguy kịch sau khi uống 38 viên thuốc huyết áp
Cần Giờ sắp có bệnh viện theo tiêu chuẩn y tế hàn lâm hàng đầu Hoa Kỳ
Cách chữa viêm phế quản bằng đông y, mẹo dân gian
Nhận biết nấm kim châm tẩm chất độc formaldehyde nhờ 5 dấu hiệu điển hình
90% ung thư phổi xuất phát từ thói quen nhiều người mắc phải
Trẻ ăn cơm sớm có tốt không, bao nhiêu tháng cần cho ăn dặm?
Mẹ bầu mắc sởi nguy hiểm thế nào, có lây cho thai nhi không?
Tế bào gốc: “Công tắc” bật lại tuổi xuân bạn chưa từng thử?
Bà bầu 8 tháng thoát chết nhờ... ChatGPT
Chuyên gia cảnh báo món ngon không nên ăn quá 1 lần mỗi tuần
Xem thêm