Chủ nhật, 25/05/2025 14:59     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 25/05/2025 14:59

Bộ Y tế ra công văn hỏa tốc về phòng chống Covid-19, sốt xuất huyết

Trước tình hình bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, COVID-19 bắt đầu có xu hướng tăng cục bộ tại một số địa phương, Bộ Y tế ra công văn hỏa tốc về việc đẩy mạnh phòng, chống các bệnh này.

Theo đó, trên thế giới, tình hình bệnh truyền nhiễm vẫn diễn biến phức tạp, nhiều bệnh có xu hướng gia tăng số ca mắc tại nhiều quốc gia, trong đó có bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid-19...

Trong nước, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm hiện cơ bản vẫn được kiểm soát. Tuy nhiên bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid-19 bắt đầu có xu hướng tăng cục bộ tại một số địa phương.

Bên cạnh đó, từ đầu tháng đến nay, dù chưa vào giai đoạn cao điểm mùa mưa, nhưng đã xuất hiện nhiều cơn dông, lốc, sét, mưa lớn gây ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất. Đây là những điều kiện thuận lợi có thể làm gia tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và bùng phát dịch bệnh.

Từ đầu tháng 5/2025 đến nay cả nước ghi nhận nhiều ca mắc bệnh truyền nhiễm. Ảnh: BVCC

Mùa hè là giai đoạn cao điểm người dân đi lại nhiều, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương chủ động triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, tập trung cao điểm vào các bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid-19 và dịch bệnh có nguy cơ xảy ra trong mùa mưa bão, ngập lụt.

Để phòng chống bệnh sốt xuất huyết, các tỉnh triển khai tới chính quyền cấp xã, tới từng tổ dân phố loại bỏ, lật úp các vật dụng chứa nước không cần thiết, đậy nắp, giám sát các bể, dụng cụ chứa nước sạch nhằm diệt lăng quăng, bọ gậy, ngủ màn...

Với bệnh tay chân miệng cần hướng dẫn các hộ gia đình, cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học thường xuyên vệ sinh tay cho trẻ nhỏ.

Đồng thời, tuyên truyền tới từng hộ gia đình việc sử dụng các biện pháp phòng hộ cá nhân như đeo khẩu trang nơi công cộng, hạn chế tụ tập đông người khi không cần thiết để phòng chống bệnh Covid-19.

UBND các tỉnh chỉ đạo sở y tế tăng cường phối hợp giữa hệ thống y tế dự phòng và điều trị trong việc cập nhật số liệu giám sát bệnh truyền nhiễm, giám sát viêm phổi nặng do virus (SVP), giám sát dựa vào sự kiện để cung cấp kịp thời thông tin các ca bệnh truyền nhiễm, những dấu hiệu bất thường của dịch bệnh.

Qua đó, phát hiện sớm sự gia tăng của các bệnh truyền nhiễm nhất là các bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid-19…

Các cơ sở khám, chữa bệnh tổ chức tốt việc thu dung điều trị bệnh nhân, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong, tránh tình trạng bệnh nhân không được tư vấn, cấp cứu, điều trị và chuyển tuyến kịp thời, có kế hoạch phân tuyến điều trị, hỗ trợ tuyến dưới, tránh tình trạng quá tải bệnh viện.

Sở Tài chính các địa phương cũng cần cấp và bổ sung kinh phí kịp thời để chủ động triển khai công tác phòng chống sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid-19 và các dịch bệnh có thể xảy ra trong điều kiện mưa lũ, ngập lụt.

Bộ cũng yêu cầu tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành đi kiểm tra, giám sát việc thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế và UBND các tỉnh, thành phố.

Kim Ngân  
Bác sĩ Long Châu kịp thời cứu người bị đột quỵ ngay 'thời điểm vàng'
Uống nước đun sôi có tốt không, để được trong bao lâu?
Kẹt ngón tay vào vòng khoá cửa, bé trai nhập viện gấp với nguy cơ hoại tử
Dấu hiệu ở tai cảnh báo sớm nguy cơ đột quỵ
Cách giảm các triệu chứng nghe kém, suy giảm thính lực
Xuyên đêm lấy đa tạng từ người chết não, ghép thận thành công cho 2 bệnh nhân
Vinmec lọt top 5 Nơi làm việc xuất sắc nhất Việt Nam
Làm đẹp nhanh gọn, giá rẻ: 'Giấc mơ' tàn chỉ sau một đêm
Vì sao không còn cách ly tập trung các ca mắc Covid-19?
Thủng ruột và nội tạng do nuốt phải xương cá
Biến thể XEC của Covid-19 gây triệu chứng gì khi lây lan nhanh gấp 7 lần cúm?
Chuyên gia thể hình chỉ 5 sai lầm “giảm cân mãi không xong”
Bóc 9 khối u xơ tử cung giúp sản phụ 43 tuổi 'vượt cạn' thành công
Bé 2 tuổi bị chó nhà cắn nham nhở khuôn mặt
Cách nào giúp cải thiện rôm sảy ở trẻ em?
Ca mắc Covid-19 tăng báo động: Người bệnh có cần cách ly y tế?
Thường xuyên mệt mỏi, ợ chua, đi khám phát hiện cùng lúc 5 bệnh nguy hiểm
Bác sĩ 101 tuổi tự lái xe du lịch khắp thế giới nhờ 7 thói quen hàng ngày
Suy nhược thần kinh kéo dài, làm gì để vượt qua?
Thanh niên 25 tuổi mắc chứng 'rụng đầu' do nhìn điện thoại quá nhiều
Xem thêm