Thứ tư, 15/05/2024 02:21
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 21/07/2022 13:54

AstraZeneca góp phần củng cố, phục hồi hệ thống y tế Việt Nam

Chương trình hợp tác toàn diện trong ba năm (2022 – 2025) nhằm mục tiêu tăng cường tính bền vững và sức chống chịu, phục hồi của hệ thống y tế Việt Nam

Viện Chiến lược và Chính sách Y tế (Viện CL&CSYT) – Bộ Y tế và Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam (AstraZeneca) đã ký kết Bản ghi nhớ để cùng thực hiện chương trình “Hợp tác vì Tính bền vững và Khả năng chống chịu của Hệ thống y tế Việt Nam” (PHSSR) giai đoạn 2022 – 2025.

1

Đại diện Viện CL&CSYT và AstraZeneca ký kết Bản ghi nhớ nâng tầm hợp tác củng cố hệ thống y tế Việt Nam

Theo kế hoạch, với sự hỗ trợ của AstraZeneca, Viện CL&CSYT sẽ đẩy mạnh nghiên cứu, khuyến nghị các giải pháp chính sách theo ba mục tiêu chính, trong đó bao gồm củng cố tính bền vững của tài chính y tế; đảm bảo khả năng tự chủ cung ứng thuốc và vắc xin của Việt Nam; nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, quản lý, điều trị bệnh không lây nhiễm tại các cơ sở y tế.

Bản ghi nhớ hợp tác này nối tiếp sự thành công của giai đoạn thí điểm chương trình PHSSR toàn cầu năm 2020 – 2021, sáng lập bởi Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Đại học Kinh tế London và AstraZeneca. Việt Nam là quốc gia châu Á đầu tiên được mời tham gia chương trình này. Vì vậy, Viện CL&CSYT đã tiên phong áp dụng một Khung đánh giá phát triển bởi PHSSR nhằm phân tích những điểm mạnh và hạn chế của hệ thống y tế, từ đó tổng hợp lại trong cuốn Báo cáo PHSSR Việt Nam.

GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, cho biết: “Hơn hai năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc đẩy lùi đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hệ thống y tế bị ảnh hưởng nặng nề trước tác động của dịch bệnh song hành với những thách thức tồn tại từ trước. Do đó, việc đánh giá toàn diện hiện trạng của hệ thống y tế Việt Nam và rút ra những bài học từ kinh nghiệm thực tiễn là rất cần thiết. Tôi tin tưởng Chương trình hợp tác giữa Viện CL&CSYT và AstraZeneca sẽ thành công tốt đẹp và đóng góp được nhiều giải pháp tiên tiến, khả thi cho mục tiêu tăng cường tính bền vững và sức chống chịu của hệ thống y tế Việt Nam.”

2

Ông Nitin Kapoor, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc AstraZeneca Việt Nam và Các thị trường mới nổi khu vực Châu Á, cho biết: “Trong giai đoạn này khi dịch bệnh COVID-19 đã được kiểm soát tốt, chúng ta cần tận dụng cơ hội để giải quyết các nhu cầu vốn cũng rất quan trọng và cấp bách khác như chăm sóc sức khỏe cho các bệnh nhân mắc bệnh không lây nhiễm như ung thư, tim mạch, hô hấp… hay đảm bảo khả năng duy trì liên tục nguồn tài chính y tế và thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế. Chúng tôi kỳ vọng rằng sáng kiến hợp tác này với Viện CL&CSYT và các đối tác sẽ giúp củng cố toàn diện hệ thống y tế, thúc đẩy nghiên cứu và phát triển (R&D) và sản xuất thuốc trong nước, cũng như mang lại giá trị cho toàn xã hội.”

Lễ ký kết có sự chứng kiến của gần 60 đại biểu trong đó có GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế; Ông Marcus Winsley, Phó Đại sứ Anh tại Việt Nam; TS. Lê Văn Khảm, Ủy viên thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội; lãnh đạo của một số Cục, Vụ thuộc Bộ Y tế; đại diện Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Đại sứ quán Thụy Điển, một số trường đại học, và các cơ quan truyền thông.

PV  
Những rủi ro “khôn lường” khi ăn hàu sống
Công dụng chữa “bách bệnh” của rau diếp cá
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bổ sung quá nhiều chất xơ mỗi ngày?
Bị lạc nội mạc tử cung nên và không nên ăn gì?
5 đồ uống buổi sáng giúp kiểm soát huyết áp mà không cần thuốc
Nhiều người ngáy to nhưng tỉnh dậy vẫn một mực phủ nhận, vì sao vậy?
Nhầm lẫn tai hại trong tiệm spa
9 bước cần thực hiện để xây dựng một lối sống lành mạnh
Biết 5 tác dụng này sẽ hiểu vì sao nhiều người uống nước dừa mỗi ngày
Bé 5 tháng tuổi mặt sưng nề do thói quen tai hại từ người lớn
Ung thư đại trực tràng ở Mỹ tăng 500%, ngày càng trẻ hoá độ tuổi
Giải pháp cải thiện ù tai, nghe kém ở người cao tuổi từ thảo dược
Người Việt thích thưởng trà nhưng đa số mắc 3 sai lầm tai hại
Mùa hè nóng nực ăn kem mỗi ngày có tốt không?
Không còn khàn tiếng, u xơ dây thanh quản nhờ bí quyết thảo dược
7 triệu chứng cholesterol cao thường bị bỏ qua ở phụ nữ tuổi 40
1 người chết, 18 người nhập viện sau khi ăn cỗ ở Thái Bình: Bác sĩ chỉ món khoái khẩu mang ổ bệnh
Không một giọt rượu bia vẫn 'dính' nồng độ cồn do hội chứng kỳ lạ hiếm người gặp
8 lợi ích bất ngờ từ việc ôm đối phương
Dưa hấu và dưa lưới: Ăn loại nào tốt hơn, bao nhiêu là đủ?
Xem thêm