Chủ nhật, 19/05/2024 00:02
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 24/02/2022 06:00

7 quan niệm sai lầm về cơ thể con người được truyền tai qua nhiều thế hệ

Chúng ta đang bị bao vây bởi vô số sự thật không chính xác về cơ thể. Khoa học đã “vạch trần” 7 quan niệm về cơ thể con người được cho là sai lầm.

Khứu giác của chó không mạnh hơn khứu giác của người

Chúng ta thường nghe những câu chuyện về khứu giác vượt trội của loài chó. Tuy nhiên, sự thật là các loài khác nhau có thể xác định các loại mùi hương khác nhau. Do đó, những người bạn chó của chúng ta không có khứu giác mạnh hơn. Thay vào đó, mũi của chúng ta khác nhau, có nghĩa là chúng ta nhạy cảm với các loại mùi khác nhau.

co the con nguoi Giadinhonline (8)

Ảnh minh họa.

Dấu vân tay của bạn có lẽ không phải là duy nhất

Một quan niệm sai lầm khác được lưu truyền rộng rãi từ thế kỷ 19 là dấu vân tay của chúng ta là duy nhất. Do đó, các đường ngoằn ngoèo, vòng và vòm trên ngón tay đã đóng một vai trò quan trọng trong các cuộc điều tra pháp y trong hơn một thế kỷ qua.

Tuy nhiên, các nhà khoa học tiết lộ rằng đó có thể là một cách tìm kiếm nhận dạng thiếu sót, vì có rất nhiều thứ làm giảm độ chính xác. Hơn nữa, một nghiên cứu từ năm 2005 đã nêu chi tiết về 22 trường hợp đã biết về những sai lầm dấu vân tay tay mà mọi người bị buộc tội vì những tội mà họ không phạm phải.

co the con nguoi Giadinhonline (1)

Ảnh minh họa.

Không có “phần vị giác” trên lưỡi của bạn

Bản đồ lưỡi có lẽ là hình ảnh minh họa phổ biến nhất mà chúng ta thấy khi tìm hiểu về vị giác. Trẻ em ở trường học thường được cho biết rằng khả năng nếm vị ngọt, mặn, chua và đắng được phân chia thành các phần khác nhau của lưỡi. Trên thực tế, khái niệm về “các phần vị giác” là sự hiểu sai của nghiên cứu về việc một vị phải mạnh như thế nào để nó có thể được ghi nhận ở các phần khác nhau của miệng. Khoa học đã lật tẩy huyền thoại này cách đây rất lâu bằng cách chỉ ra rằng các cơ quan cảm thụ cho tất cả các vị có thể được tìm thấy trong miệng.

co the con nguoi Giadinhonline (2)

Ảnh minh họa.

Cuộn lưỡi không phải là một đặc điểm di truyền

Nhiều người cho rằng khả năng cuộn lưỡi của một người dựa trên một gen trội. Tuy nhiên, nhà di truyền học Philip Matlock đã bác bỏ lý thuyết này, chứng minh rằng 7 trong số 33 cặp song sinh không có chung đặc điểm đó.

Như vậy, gen rõ ràng không phải là yếu tố quyết định việc cuộn lưỡi. Thật không may, quan niệm sai lầm vẫn tồn tại mặc dù nó đã được lật tẩy hơn 6 thập kỷ trước.

co the con nguoi Giadinhonline (4)

Ảnh minh họa.

Con người không chỉ có 5 giác quan

Theo triết học Hy Lạp cổ đại, thực tế là chúng ta chỉ có 5 giác quan. Bên cạnh đó, trẻ em vẫn được dạy rằng con người chỉ sở hữu thị giác, thính giác, vị giác, xúc giác và khứu giác.

Trên thực tế, các nhà khoa học ước tính rằng chúng ta có thể có tới 33 giác quan. Chúng bao gồm cảm giác khát, cân bằng, nhiệt độ và nhiều cảm giác khác cần thiết cho sự tồn tại.

co the con nguoi Giadinhonline (5)

Ảnh minh họa.

Bẻ khớp ngón tay không làm tăng nguy cơ viêm khớp

Ý tưởng rằng việc bẻ khớp ngón tay sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp là có một logic nhất định. Không phải là không có lý khi tin rằng việc gây áp lực lên khớp của bạn theo thói quen trong nhiều năm sẽ để lại một số tổn thương.

Tin tốt là không có mối liên hệ nào giữa thói quen này và tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp cao hơn. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn nên tiếp tục làm điều đó, vì nó có thể gây khó chịu cho những người xung quanh.

co the con nguoi Giadinhonline (6)

Ảnh minh họa.

Bơi sau khi ăn một bữa ăn lớn khiến bạn chuột rút

Có thể bạn sẽ không cảm thấy thoải mái khi bơi ngay sau khi ăn một bữa ăn nặng, nhưng nó sẽ không có nghĩa là bạn sẽ bị chuột rút và chết đuối.

co the con nguoi Giadinhonline (7)

Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, ăn một bữa ăn nhẹ giàu carbohydrate không lâu trước khi bơi là một ý kiến hay vì nó sẽ cung cấp năng lượng cho bạn.

-> 3 loại "thuốc trường sinh" miễn phí, ai cũng có thể sử dụng hàng ngày

T. Linh (Theo Brightside)  
Quy tắc 20-20-20: Bí quyết giúp bảo vệ đôi mắt giữa thời 4.0
Giải pháp giúp giảm bớt hội chứng thị giác màn hình
Người nhóm máu O hay bị muỗi đốt có đúng không?
5 lý do phụ nữ nên kết hợp hạnh nhân vào chế độ ăn hằng ngày
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn hai quả trứng mỗi ngày?
Vì sao không va chạm vẫn có vết bầm tím trên người?
Leo cầu thang làm giảm 39% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch
5 thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
5 thực phẩm bổ não, tiếp sức sĩ tử trong mùa thi
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu 3 cách giải quyết nỗi lo
Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị
Cơ thể cần bao nhiêu calo mỗi ngày?
Uống nước mía có tăng cân không?
5 loại rau củ giúp giải nhiệt tự nhiên, thanh lọc cơ thể vào mùa hè
6 thói quen hàng ngày khiến chứng lo âu tồi tệ hơn
Điều gì xảy ra với cơ thể khi tiêu thụ quá nhiều muối?
Cẩn trọng đột quỵ - căn bệnh nguy hiểm ai cũng dễ mắc
Những rủi ro “khôn lường” khi ăn hàu sống
Công dụng chữa “bách bệnh” của rau diếp cá
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bổ sung quá nhiều chất xơ mỗi ngày?
Xem thêm