Thứ hai, 20/05/2024 19:51
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 19/03/2016 19:36

50% người trên 60 tuổi tại Việt Nam bị thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống và khả năng lao động của người bệnh, vì vậy cần phải sớm nhận biết và ngăn chặn kịp thời.

Sự nguy hiểm của bệnh
Theo Ths-Bs Nguyễn Trung Anh (Trưởng khoa khám bệnh, BV Lão Khoa Trung ương), khớp chính là phần tiếp nối giữa hai đầu xương trong cơ thể, có bao khớp bao bọc xung quanh, có một lớp sụn mềm giữa 2 đầu xương và một loại dịch nhầy (dịch khớp) rất trơn để cho khớp cử động một cách dễ dàng… Cơ chế của thoái hóa khớp là do sơ hóa các dây chằng, giảm tiết các dịch trong bao khớp, phì lại các đầu xương, tổn thương mất các sụn khớp, rồi chúng bị rỗ và phá hủy.
Mặt khác theo quy luật của tự nhiên, ở người trưởng thành thì khả năng sinh sản và tái tạo sụn giảm dần. Các tế bào sụn với thời gian tích tuổi lâu dần sẽ già, khả năng tổng hợp các chất tạo nên sợi collagen và mucopolysaccharide sẽ giảm sút và rối loạn, chất lượng sụn sẽ kém dần, tính chất đàn hồi và chịu lực giảm.

50-nguoi-tren-60-tuoi-tai-viet-nam-bi-thoai-hoa-khop-giadinhonline.vn 1

Thoái hóa khớp xảy ra ở nhiều khớp. Cụ thể, các vị trí thường bị thoái hóa cũng được thấy rõ theo tỷ lệ sau: Thoái hóa cột sống thắt lưng chiếm 31,12%, cột sống cổ là 13,96%, nhiều đoạn cột sống chiếm 7,07%, khớp gối là 12,57%, khớp háng 8,23%. Thoái hóa các ngón tay 3,13%, riêng ngón tay cái 2,52% các khớp khác chiếm 1,87%.
Bệnh thoái hóa khớp ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống, khả năng lao động và đi lại của bệnh nhân. Nhất là khi bị thoái hoá đốt sống cổ và thắt lưng, thường dẫn đến thoát vị đĩa đệm và chèn ép dây thần kinh dẫn tới đau và hạn chế vận động. Nếu được chẩn đoán sớm và điều trị sớm có thể làm chậm phát triển của bệnh, giảm triệu chứng đau đớn, giúp duy trì cuộc sống hoạt động. Nhưng chủ yếu các bệnh nhân không biết và để bệnh nặng không chịu được mới đến bệnh viện kiểm tra và điều trị khi mới có triệu trứng thì lơ đãng bỏ qua.
Có bệnh nhân sau khi ngồi dậy dứng lên thấy đau, cái đau kéo dài liên tục nhiều ngày, không đi lại được phải dùng gậy chống nhiều ngày. Đến khi không thể chịu dựng được nữa họ mới đến bệnh viên. Khi đến khám thì bác sĩ thấy rằng bệnh nhân bị tràn dịch ở trong khớp gối và thấy khớp gối sưng. Các bác sĩ phải tiến hành chọc hút dịch trong các khớp gối ra, đồng thời tiêm các thuốc chống viêm chống đau toàn thân. Hay đơn giản có bệnh nhân cúi xuống bê vật gì đó nặng thì họ bị đau giật lên ở cột sống thắt lưng. Sau đó, họ không đứng thẳng lên được thậm chí phải bò thì người nhà đã phải khiêng tới bệnh viện vì đau quá. Khi đến viện, các bác sĩ tiến hành chụp chiếu mới biết là bệnh nhân này bị thoái hóa cột sống nặng có kèm theo thoát vị đĩa đệm dẫn đến chèn ép thần kinh và gây đau đớn.
Giảm nguy cơ thoái hóa khớp
Như vậy cần sớm nhận biết mình đang mắc phải bệnh thoái hóa càng sớm càng tốt để có các điều trị và phòng chống kịp thời, tránh những hậu quả nặng nề xảy ra. BS Nguyễn Trung Anh cho biết, bệnh thoái hóa thường dẫn tới các triệu chứng như đau khớp. Đau ở vị trí khớp bị thoái hóa, đau tại chỗ ít khi lan (ngoại trừ ở cột sống khi có chèn ép rễ và dây thần kinh. Đau âm ỉ, ở cột sống có thể có cơn đau cấp. Đau thường xuất hiện và tăng khi vận động hay thay đổi tư thế. Thường xuất hiện từng đợt kéo dài rồi giảm và hết, sau đó lại xuất hiện đợt khác sau khi vận động nhiều. Đau nhiều có co cơ phản ứng và đau tăng lên ở các bệnh nhân béo phì. Triệu chứng thứ hai của thoái hóa khớp là biến dạng khớp làm cho trục bị lệch, gù, vẹo, cong, lõm. Ví dụ, chân đang thẳng khi bị lệch trục sẽ phình ra. Khi có dấu hiệu lệch trục thì cơ thể mất khả năng chịu tải dẫn đến cong vẹo. Ngoài ra, phù nề, sưng cũng là triệu chứng của thoái hóa khớp nhưng không kèm với nóng đỏ (biểu hiện của viêm khớp).
Thoái hóa khớp ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống, ngay khi đến tuổi có nguy cơ mắc chứng bệnh này thì cần có phương pháp phòng tránh. Trước hết, người già cần luyện tâp vận động một cách khoa học. Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên sẽ giúp cơ bắp khỏe mạnh, máu huyết lưu thông dễ dàng, giúp tăng cường dinh dưỡng cho lớp sụn khớp. Cơ bắp khỏe mạnh còn giúp giảm lực đè ép lên khớp xương trong vận động. Tuy nhiên cần luyện tập các bài tập phù hợp với thể lực và tình trạng thoái hóa khớp của mình để làm sao có thể duy trì khớp ở mức tốt nhất có thể. Ví dụ, những môn thể dục tốt cho khớp là đi bộ nhẹ nhàng, bơi lội, tập khí công, yoga, đạp xe.

50-nguoi-tren-60-tuoi-tai-viet-nam-bi-thoai-hoa-khop-giadinhonline.vn 2

Ảnh minh họa

Người bị thoái hóa khớp không nên cố gắng làm mang vác vật nặng quá sức. Mang vác hay xách một vật nặng có thể làm người cao tuổi đau nhức kéo dài nhiều ngày. Tình trạng đau nhức này thể hiện sự tổn thương của cơ thể. Từ những lỗ nhỏ có thể phát triển thành những tổn thương lớn hơn trên mặt sụn khớp. Bên cạnh đó cần thay đổi tư thế thường xuyên. Không nên nằm lâu, ngồi lâu, đứng lâu một chỗ vì sẽ làm ứ trệ tuần hoàn và gây cứng khớp và nên thường xuyên thay đổi các tư thế sinh hoạt. Nếu được hãy giữ cơ thể trong tư thế thăng bằng. Tư thế thăng bằng sẽ giúp bảo vệ các khớp, tránh sự đè ép không cân đối. Ở tư thế thẳng sinh lý, diện tích tiếp xúc giữa hai mặt khớp sẽ đạt mức tối đa. Vì thế, lực đè ép sẽ tối thiểu. Hơn nữa, khi đó sẽ có sự cân bằng lực giữa các dây chằng và cơ bắp quanh khớp, giúp giảm bớt nhiều nhất lực đè ép lên hai mặt sụn khớp.
Các cơ quan trong cơ thể đều cần có sự nghỉ ngơi để tái tạo lại năng lượng. Vì vậy cần tạo cho mình cảm giác thoải mái, nên sắp xếp công việc hợp lý, hài hòa giữa nghỉ ngơi và lao động. Không nên lặp đi lặp lại một công việc hay tư thế làm việc kéo dài quá sức chịu đựng của cơ thể và làm tổn thương khớp. Về ăn uống, nên ăn những thức ăn dầu dinh dưỡng, chế độ ăn có nhiều can xi thông qua các thức ăn, đặc biệt là các sản phẩm sữa, hoặc bổ sung uống các loại bổ sung canxi và vitamin. Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức độ thích hợp tránh thừa cân và béo phì, nếu béo phì thì phải giảm cân. Nếu đau nặng thì uống thuốc chống đau. Còn trường hợp đau đớn kéo dài gây hạn chế vận động nhiều thì nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện.
Thanh Hiên
Tags:
  • Tin liên quan
Món ăn ngon từ mướp đem lại vô vàn lợi ích sức khỏe
Bí quyết trường thọ của Từ Hi Thái hậu từ 3 thực phẩm bình dân
5 bí kíp giúp các sĩ tử 'học đâu nhớ đó' suốt mùa thi
Dùng ống hút tiện lợi khi uống nước nhưng 2 đối tượng phải tuyệt đối tránh
Thực phẩm giúp giải độc tố gan tự nhiên, ngăn ngừa suy gan
Cách giữ sức khỏe và chế độ dinh dưỡng cho các sĩ tử mùa thi
Loại rau giúp giảm lượng đường trong máu tốt nhất
Nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?
Vì sao ăn nhiều trước khi ngủ lại thấy đói hơn vào sáng sớm?
Quy tắc 20-20-20: Bí quyết giúp bảo vệ đôi mắt giữa thời 4.0
Giải pháp giúp giảm bớt hội chứng thị giác màn hình
Người nhóm máu O hay bị muỗi đốt có đúng không?
5 lý do phụ nữ nên kết hợp hạnh nhân vào chế độ ăn hằng ngày
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn hai quả trứng mỗi ngày?
Vì sao không va chạm vẫn có vết bầm tím trên người?
Leo cầu thang làm giảm 39% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch
5 thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
5 thực phẩm bổ não, tiếp sức sĩ tử trong mùa thi
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu 3 cách giải quyết nỗi lo
Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị
Xem thêm