Chủ nhật, 21/04/2024 17:06
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 17/06/2021 11:30

Mắc kẹt trong mối quan hệ độc hại vì không vượt qua được 5 điều này

Theo nhà trị liệu tâm lý Ginnie Love Thompson, mỗi mối quan hệ đều có một mức độ độc hại. Mặc dù có những thăng trầm là điều bình thường, nhưng bạn cũng nên biết khi nào nên buông tay.

Sợ cô đơn

Theo một nghiên cứu, nỗi sợ cô đơn có thể khiến người ta cố nấn ná ở trong những mối quan hệ độc hại vì lý do đơn giản là "tốt hơn" nếu có một người bạn đời không hoàn hảo hơn là độc thân.

Xã hội đôi khi có thể khiến mọi người nghĩ rằng độc thân hoặc “một mình” là một điều tiêu cực - nhưng trên thực tế, điều đó hoàn toàn không có gì sai.

moiquanhedochai Giadinhvietnam (1)

Ảnh minh họa.

Có lòng tự trọng thấp

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người có lòng tự trọng thấp thường có xu hướng ở trong các mối quan hệ không lành mạnh. Sau khi bị lạm dụng và chịu đựng hành vi độc hại quá lâu, người ta có thể dễ dàng rơi vào bẫy tin rằng những hành vi độc hại của đối phương là do lỗi của họ. Lòng tự trọng thấp cũng có thể khiến mọi người đặt câu hỏi về giá trị của bản thân và những gì họ mang lại cho mối quan hệ.

Cảm thấy cần có trách nhiệm với nửa kia và hành động của họ

Sau một tình huống khó chịu hoặc một cuộc đối đầu, một kẻ bạo hành đôi khi sẽ xoay chuyển tình thế và khiến đối tác của họ cảm thấy tội lỗi hoặc như thể họ có lỗi, mặc dù họ không phải vậy. Điều này thường được gọi là thao túng tinh thần.

Hành vi này thường phát triển dần dần, do đó khiến một người khó nhận ra nó đang xảy ra. Cảm thấy lo lắng, bối rối, không thể tin tưởng vào bản thân và hành động của mình đều là những dấu hiệu của việc bị thao túng.

moiquanhedochai Giadinhvietnam (2)

Ảnh minh họa.

Tin rằng mọi thứ có thể thay đổi

Nhiều người đang ở trong các mối quan hệ độc hại đôi khi chỉ vì họ quá yêu đối phương và tin rằng mọi thứ sẽ được cải thiện vào một ngày nào đó hoặc mối quan hệ có thể được cứu vãn.

Họ cũng có thể cho rằng hành vi không lành mạnh của đối phương là kết quả của hoàn cảnh khó khăn, hoặc bằng cách nào đó họ có thể thay đổi mối quan hệ bằng cách trở thành một người bạn đời tốt hơn. Nhưng trên thực tế, hành vi đó thường chỉ trở nên tồi tệ hơn theo thời gian và con người ngày càng bị tổn thương sâu sắc.

Sợ bị từ chối

Nhiều người cứ nấn ná không thể buông bỏ một mối quan hệ độc hại là vì sợ bị từ chối trong tương lai. Do đó, họ bám chặt vào nửa kia hiện tại.

Những người sợ bị từ chối có thể gặp khó khăn trong việc thể hiện bản thân, bày tỏ suy nghĩ và tự bảo vệ mình.

-> 8 thói quen của đàn ông giúp cuộc sống dễ dàng hơn phụ nữ

T. Linh (Theo Brightside)  
60 giây để yêu!
Cố níu hôn nhân: Sống vì con cái hay sĩ diện của chính mình?
Cây sợ 3 lần rung, phụ nữ sợ 3 lần tán tỉnh
Những sai lầm tưởng vô hại nhưng ầm thầm phá vỡ tình cảm của các cặp đôi
10 điều 'cấm kỵ” nói với nửa kia nếu không muốn hủy hoại mối quan hệ
Điều gì làm Gen Z hạnh phúc?
Tầm quan trọng của việc tâm sự với bạn đời 30 phút mỗi ngày
Vợ chồng lớn tuổi nên thể hiện tình yêu thương chân thành như thế nào?
Vì sao ngày càng nhiều phụ nữ đệ đơn ly hôn?
Làm thế nào để giữ mối quan hệ bền chặt sau khi có con?
Vì sao cùng quản lý tài chính lại giúp vợ chồng yêu nhau hơn?
Yêu, tôn trọng, thấu hiểu và những điều phụ nữ muốn ở người đàn ông của mình
Vợ chồng hục hặc vì chứng ngáy to khi ngủ
Vợ chồng nên giữ tiền chung hay riêng?
Vợ ghen tuông vô cớ, đến viện tâm thần bác sĩ kết luận điều bất ngờ
8 'không' trong hôn nhân giúp duy trì hạnh phúc gia đình
“Vũ khí” bí mật giúp Gen Z diễn đạt cảm xúc và ghi điểm với đối phương
9X đẹp như gái còn son chia sẻ bí quyết giữ lửa hôn nhân
Nhà văn đạt giải Nobel khuyên phụ nữ nắm trong tay 3 điều thay vì giữ khư khư chồng con
Không phải tiền bạc, đây mới là yếu tố quyết định hạnh phúc gia đình
Xem thêm