Thứ sáu, 03/05/2024 22:34
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 23/04/2015 16:02

4 chiếc xe buýt đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam từ năm 1919

Xe điện xuất hiện ở Hà Nội từ những năm 1919 của thế kỷ XIX, khi chưa có điện lưới và phải dùng máy phát. Thời điểm đầu, chỉ có 4 chiếc xe buýt đón khách xuất hiện tại Hà Nội.

Xe buýt hay ôtô buýt là mượn từ tiếng Pháp autobus chỉ xe chở mọi người. Thời Pháp thuộc vẫn gọi là xe buýt dù xe tuyến ngắn hay tuyến dài, nhưng đến chế độ mới thì xe đường dài và khách được mang theo hàng hóa gọi là xe khách còn xe chạy tuyến ngắn và khách chỉ được mang đồ đạc gọn nhẹ gọi là xe buýt.

4-chiec-xe-buyt-dau-tien-xuat-hien-tai-viet-nam-tu-nam-1919-giadinhonline.vn 1

Theo lịch sử, GM là nhãn hiệu xe được dùng làm xe buýt đầu tiên có mặt tại Việt Nam từ sau đại chiến thế giới lần thứ nhất vào khoảng năm 1919.

Sau đại chiến thế giới lần thứ I, vào khoảng năm 1919-1920, 4 chiếc xe buýt hiệu GM (của Mỹ) lần đầu tiên xuất hiện tại Hà Nội. Những chiếc xe bus này xuất hiện đầu tiên ở Hà Nội và nơi 4 chiếc xe này đón - trả khách là bến cột Đồng Hồ gần cầu Long Biên.

Xe có hai hàng ghế băng sát vào thành chở được khoảng 20 khách. Nơi đón trả khách chính là bến Cột đồng hồ ngay gần cầu Long Biên, gọi là bến nhưng sơ sài, có gian nhà nhỏ làm nơi điều hành, sân bến rải đá răm.Tuy nhiên cũng không biết ai là chủ những chiếc xe này chỉ biết lái xe là người Việt Nam đi lính thợ cho quân đội Pháp trong thế chiến thế giới thứ I có bằng do chính phủ Pháp cấp.

4-chiec-xe-buyt-dau-tien-xuat-hien-tai-viet-nam-tu-nam-1919-giadinhonline.vn 2

Sau đại chiến thế giới lần thứ I, vào khoảng năm 1919-1920, 4 chiếc xe buýt hiệu GM (của Mỹ) lần đầu tiên xuất hiện tại Hà Nội.

Do cầu Long Biên khi đó còn hẹp chưa mở rộng thêm hai bên nên 4 chiếc xe này chở khách đi Hưng Yên không thể qua được cầu phải đi phà Đen sang bên kia sông. Năm 1923, việc mở rộng đường hai bên cầu hoàn thành nên xe không phải qua phà nữa .

Rồi số đầu xe tăng nhanh, bến Cột đồng hồ trở nên chật trội nên chính quyền thành phố quyết định chuyển bến ra chỗ chuyên bán Nứa (cách bến cũ không xa về phía bắc) vì thế mới có tên bến Nứa. Ba hãng xăng là Shell, Socony và Texaco (của Mỹ) mở điểm bán xăng tại bến này và Texaco đã dành được quyền tài trợ xây nhà bán vé khang trang, trên nóc có cột hình vuông bốn mặt có tên Texaco. Theo tạp chí "Tự nhiên" xuất bản bằng tiếng Pháp năm 1926, thì năm 1925, trung bình một ngày có 4 xe tải,166 xe ô tô con và 79 lượt xe buýt qua lại cầu Long Biên.

4-chiec-xe-buyt-dau-tien-xuat-hien-tai-viet-nam-tu-nam-1919-giadinhonline.vn 3

Xe có hai hàng ghế băng sát vào thành chở được khoảng 20 khách

4-chiec-xe-buyt-dau-tien-xuat-hien-tai-viet-nam-tu-nam-1919-giadinhonline.vn 4

Xe buýt trên đường phố Hà Nội xưa

Từ bến Nứa cũng có xe đi Hưng Yên, Sơn Tây, tuyến ngắn chạy đến Chèm, khách chủ yếu là người buôn bán và các chức dịch nông thôn đi Hà Nội mua sắm hàng hóa. Đi Sơn Tây có 4 hãng lớn gồm: Tư Đường, Chí Thành, Mỹ Lâm và Larriveé (chủ Pháp). Thống soái tuyến đi Hưng Yên là hãng Con Thỏ, chủ là Lê Hữu Luân, ông này xuất thân là thợ mộc rong, nhà xe Bảo Ký thấy Luân nhanh nhẹn cho làm nhân viên đứng đón khách ở bến rồi Luân tố cáo ngầm một phụ xe không chăm khách nên được cất nhắc lên phụ xe và sau đó đi học lái. Nhờ tiêu pha tằn tiện, Luân mua được chiếc xe cũ tự chạy và dần dần bứt lên làm chủ hãng với 29 chiếc.

Những năm đầu 1920, ở gần Cửa Nam cũng có một bến nhưng khu vực này phát triển nhanh chóng với nhiều nàh xây mọc lên, dân cư ngày càng đông đúc đã cản trở giao thông nội đo nên hội đồng thành phố quyết định chuyển xuống Kim Liên, dẹp bỏ chợ của làng này làm bến. Bến này có xe tuyến dài đi Nam Định, Thái Bình, tuyến ngắn đi Phủ Lý, Thường Tín, Văn Điển và Ngọc Hồi. Phía tây có bến Kim Mã hình thành cũng vào cuối những năm 1920 chuyên chở khách đi Sơn Tây, Hòa Bình, tuyến ngắn đi Hà Đông và Ba La.

Xe buýt thời Pháp chỉ có một cửa lên xuống ở phía sau. Ban đầu có 2 hàng ghế gỗ sát thành xe như ghế tầu điện và tầu hỏa ở giữa là dành chỗ đi lại. Nhưng sau đó nhận thấy để ghế dọc chở ít khách nên các hãng cải tiến thành ghế ngang để chở được nhiều, trung bình mỗi xe trở khoảng 30 khách. Năm 1930 cả Bắc Kỳ có gần 5000 xe các loại trong đó có 405 xe buýt nhưng tập trung chủ yếu ở Hà Nội với khoảng 240 đầu xe, số xe ở Hải Phòng khoảng 120 xe. Xe buýt cạnh tranh quyết liệt với tầu hỏa.

Hồng Hạnh

Tags:
  • Tin liên quan
Làm gì để hạn chế tác hại của nước mưa khi để ô tô ngoài trời?
Nhiều người quen nổ máy khi đổ xăng và làm 3 điều này mà không hay đang làm hỏng xe
Xe hình dáng quan tài giá 700 triệu đồng
Để xe máy dưới trời nắng nóng cần lưu ý gì để bảo vệ xe?
Mất dữ liệu điện thoại vì cố dùng Wi-Fi 'chùa' khi đi nghỉ lễ
7 điều phải học thuộc lòng khi lái xe đường đèo đi chơi lễ
Viettel Store hợp tác với Vitamin Network, phát triển mạnh bán hàng qua Tiktok
Vì sao phải bỏ màng bọc nilon nội thất ngay khi mua xe?
Khách hàng 2G được tặng diện thoại 4G
Gói Data Roaming không giới hạn cho khách hàng đi 20 nước trên thế giới
Khách hàng được lái thử xe điện IONIQ 5 và nhiều mẫu xe hot tại Hyundai Care Day
Hyundai Stargazer X thay đổi đáng kinh ngạc, ra mắt với giá từ 489 triệu đồng
Đổi tên hai mẫu VF 6 Base và VF 7 Base thành VF 6S và VF 7S
Kia ưu đãi tháng 4, Sportage giá đặc biệt chỉ từ 779 triệu đồng
Ford Everest Platinum và Ford Ranger Stormtrak nâng tầm trải nghiệm khách hàng thế hệ mới
Những chủ xe “rinh rồng vàng” nói gì về xe điện?
Doanh nghiệp Việt đồng sáng lập tuyến cáp biển mới kết nối thẳng từ Việt Nam tới Singapore
Xe Hyundai 'sốt' trong tháng cuối quý 1
Khai trương trung tâm dữ liệu lớn nhất Việt Nam
Điểm mặt 6 thứ gây hư hỏng gầm xe ô tô
Xem thêm